Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Chương trình giao lưu văn hóa Mỹ dành cho học sinh trung học

12/03/2018 10:03 GMT+7

Đối với các bạn học sinh, những người sẽ sống trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, có dự định về việc học tập bậc đại học ở Mỹ, thì việc họ bắt đầu học tập ở Mỹ ngay từ bậc trung học là một cách để đạt được thành công.

Trong bài viết này, Tổ chức Nacel Open Door, tổ chức giáo dục phi lợi nhuận của Mỹ được thành lập vào năm 1964, sẽ chia sẻ những bí quyết giúp các học sinh Việt Nam quan tâm đến việc du học tại Mỹ có thêm nhiều thông tin bổ ích về chương trình Giao lưu văn hóa Mỹ.

Trải nghiệm giáo dục, văn hóa và nếp sống tại Mỹ trong 1 năm

Chương trình Giao lưu Văn hóa Mỹ là một chương trình do Bộ Ngoại giao Mỹ phát triển để các học sinh quốc tế bậc trung học có thể học tập và giao lưu văn hoá tại Mỹ, là chương trình được ủy quyền cho các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận ở Mỹ. Năm 1949, theo Đạo luật Trao đổi Thông tin và Giáo dục Mỹ (United States Information and Educational Exchange Act of 1948), Bộ Ngoại giao Mỹ đã bắt đầu công nhận chương trình ở cấp học sinh trung học cơ sở. Trong năm 2009, hơn 28.000 học sinh quốc tế đến Mỹ theo chương trình Giao lưu văn hóa, và trong hơn 70 năm qua, đã có hơn 850.000 học sinh tham gia chương trình.

Chương trình giao lưu văn hóa Mỹ dành cho học sinh trung học

Vào năm 1993, Phòng Giám sát sinh viên trong Chương trình Học sinh trao đổi, Cơ quan Thông tin Mỹ (USIA Information Agency) đã sửa đổi cơ bản các quy tắc cho chương trình Giao lưu văn hóa, bao gồm cả việc phân chia đối tượng học sinh trung học. Từ đó đến nay, số lượng học sinh mong muốn tham gia chương trình Giao lưu văn hóa vào Mỹ đang gia tăng mỗi năm, và phần đông là các học sinh đủ điều kiện đi học ở Mỹ và giao lưu văn hoá với người bản xứ.

Mục đích của chương trình giao lưu văn hóa là giúp học sinh quốc tế có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, nền văn hóa và nền giáo dục Mỹ trong 1 năm. Tổ chức Giáo dục phi lợi nhuận thực hiện chương trình dưới sự giám sát của Bộ Ngoại giao Mỹ. Chỗ ở được cung cấp bởi gia đình bản xứ tình nguyện, giúp học sinh trải nghiệm và học hỏi văn hoá và lối sống của người Mỹ. Gia đình bản xứ Mỹ là những gia đình tình nguyện đăng ký làm người chăm sóc, giúp đỡ và giám sát học sinh trong suốt thời gian một năm tại Mỹ, điều này sẽ giúp cho các em trải nghiệm được nền văn hóa và cuộc sống ở Mỹ một cách chân thật nhất.

Ưu điểm lớn nhất của Chương trình Giao lưu văn hóa so với Chương trình Du học trung học tư thục Mỹ chính là chi phí chương trình thấp (chỉ khoảng 11.600 USD/năm học - khoảng 260 triệu đồng/năm), và thông qua sự trợ giúp tình nguyện từ phía gia đình bản xứ Mỹ, học sinh có thể thích nghi, hòa nhập và giao lưu văn hóa dễ dàng hơn vào cuộc sống mới. Bên cạnh đó, các em học sinh có thể nâng cao tối đa năng lực Anh ngữ của mình.

Điều kiện tham gia vào Chương trình Giao lưu văn hóa Mỹ:

- Học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18,5 vào thời điểm ghi danh.
- Xếp loại học lực B (khá) trở lên trong 3 năm học gần nhất
- Học sinh Việt Nam quan tâm đến giao lưu văn hoá quốc tế và sẵn sàng thích ứng với văn hoá Mỹ.
- Có điểm chuẩn bài thi Eltis từ 222 trở lên.
- Vượt qua kỳ phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Không giống như thị thực thông thường (Visa F-1), học sinh tham gia Chương trình Giao lưu Văn hóa sẽ được cấp thị thực J-1, và phải là học sinh chưa từng trải nghiệm chương trình Giao lưu văn hóa bằng Visa J-1 ở Mỹ trước đó. Đối với chương trình Du học các trường tư thục, I-20 (Giấy phép nhập học của trường tư thục) do trường gửi về cho học sinh để hoàn tất hồ sơ xin thị thực Visa F-1. Còn trong Chương trình Giao lưu văn hóa mẫu DS-2019 là thư chấp nhận xin visa J-1, được Tổ chức Giáo dục Mỹ cấp.

Yêu cầu tài chính của phụ huynh đối với thị thực J-1 trong Chương trình Giao lưu văn hóa cũng ít hơn so với chương trình du học tư thục.

Học sinh sẽ được phân bổ vào các trường học và gia đình bản xứ tại những thị trấn nhỏ, các em sẽ sống và sinh hoạt trong gia đình bản xứ như một thành viên trong gia đình họ. Gia đình bản xứ Mỹ là những gia đình có hình thái cấu trúc gia đình đa dạng, đây cũng là một cơ hội tốt giúp học sinh trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau giữa các quốc gia.

Chương trình giao lưu văn hóa Mỹ dành cho học sinh trung học

Nhiều học sinh trong Chương trình Giao lưu văn hóa đến Mỹ trải nghiệm những cơ hội mới trong việc thay đổi cuộc sống ở trường học, cải thiện khả năng tự lập của bản thân, trưởng thành về mặt tình cảm, phát triển tối đa kỹ năng tiếng Anh và xây dựng mối quan hệ với người Mỹ. Những năm gần đây, tầm quan trọng của việc làm này đã được nhấn mạnh là cách tốt nhất để nuôi dưỡng những tài năng toàn cầu, giúp họ thấu hiểu và tôn trọng những nền văn hóa khác nhau.

Tổ chức Giáo dục Nacel Open Door (NOD)

Là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận của Mỹ, được thành lập năm 1964, trụ sở chính đặt tại St. Paul Minnesota, Mỹ. NOD được công nhận bởi Hội đồng Đánh giá chất lượng giáo dục và du lịch Mỹ (CSIET) và được Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định là Nhà tài trợ Chương trình Giao lưu văn hóa J-1. Từ năm 2003, Nacel đã phát triển hệ thống gồm 19 trường Mỹ St. Paul American School trên toàn thế giới NOD có các văn phòng tại 33 tiểu bang và văn phòng địa phương ở 36 khu vực.

NOD đã các chương trình homestay rất thành công cho hơn 4.000 sinh viên quốc tế từ 50 quốc gia trên thế giới hàng năm, và 1.000 sinh viên Mỹ tham gia Chương trình homestay Quốc tế thông qua mạng lưới quốc tế Nacel, giúp hàng nghìn thanh niên khám phá ra những trải nghiệm mới của cộng đồng trên toàn thế giới.

Nacel Open Door U.S
Website: www.nacelopendoor.org

...