" />" />" />
Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Mới lên đại học đừng chủ quan các môn đại cương

21/04/2020 04:43 GMT+7

"Đại cương có gì mà học”, "Năm nhất chỉ học đại cương thôi nên cứ thoải mái”, "Các môn này ra trường cũng có dùng làm gì đâu?”... Đó là quan niệm của không ít tân sinh về các môn đại cương.

Mới lên đại học đừng chủ quan các môn đại cương

Sinh viên cùng nhau trao đổi về môn học (Nguồn: Internet)

Chính suy nghĩ đó đã dẫn đến nhiều trường hợp sinh viên chủ quan và cái kết là rất vất vả vượt qua những môn này để tốt nghiệp.

“Dang dở” 2 lần vì đại cương

Năm 2011, L.B. (Ninh Thuận) trúng tuyển vào khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Với thành tích đáng nể thời phổ thông khi từng là học sinh giỏi cấp quốc gia giải ba môn tin học, L.B. nghĩ sức học của mình hoàn toàn có thể vượt qua các môn trong năm học đầu tiên đại học, nên bỏ nhiều buổi lên lớp. Cuối học kỳ đó, biến cố đã xảy ra khi L.B. không vượt qua được 3 môn đại cương, trong đó khó nhất với bạn là giải tích đại cương. Đăng ký học lại nhưng do trùng với một số môn học khác trong chương trình  năm tiếp theo, L.B. không may vắng vào những ngày kiểm tra đột xuất, nên một lần nữa không thể hoàn thành môn học. Mãi đến lần thứ 3 - sau nhiều “trầy trật”, L.B. mới vượt qua môn tưởng chừng đơn giản đó. “Có lúc vất vả với môn này mình chán nản việc học, có lúc đã muốn thi lại đại học” – L.B. nói.

Tương tự, B.T.U.H. - sinh viên năm 4 Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - hiện đang khổ sở “trăm bề” khi còn nợ đến sáu môn học, trong đó có đến bốn môn đại cương chưa biết chừng nào trả xong. Trong khi các bạn lần lượt ra trường, U.H. đang lần mò học lại những môn cùng với các sinh viên năm nhất. Cũng như nhiều sinh viên khác, khi vào đại học, U.H. thường nghe “đàn anh” nói mấy môn đại cương như triết học Mác - Lênin, đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam, xã hội học đại cương... không quan trọng, có thể bỏ qua và dành thời gian cho việc khác. Do quá chủ quan, U.H. rớt đến 50% số tín chỉ này trong 2 năm đầu tiên. Những năm kế tiếp, do bị cuốn vào các môn chuyên ngành và bắt đầu làm thêm, U.H. không thể sắp xếp thời gian học lại tất cả các môn đại cương còn nợ đến tận bây giờ. Hiện nay, do đã đi làm toàn thời gian cho một công ty truyền thông, việc trở lại lớp theo học các môn đại cương của U.H. càng khó khăn hơn. “Không biết mình có thể tốt nghiệp hay không, nhưng giờ mình cũng ngán lắm rồi” - U.H. nói.

Ảnh hưởng đến kế hoạch chung

TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết: “Bất kỳ môn học hay nội dung nào trong chương trình đào tạo của một ngành hay chuyên ngành đều được tính toán kỹ lưỡng, có vai trò bổ trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng lượng kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết khi hoàn tất. Ngay cả những môn mà nhiều sinh viên cảm thấy khó “nuốt” như triết học Mác - Lênin mà dường như không dính dáng” gì đến ngành học của các bạn, nhưng thực chất chúng có một mối quan hệ chặt chẽ với cả ngành học và công việc sau này mà nhiều sinh viên về sau mới nhận ra”.

Bên cạnh đó, các môn học đại cương cũng là nền tảng cho nhiều môn học khác cũng như định hướng cách học, nghiên cứu ở những năm giảng đường như: phải đọc nhiều, tự chuẩn bị kiến thức, sẵn sàng thuyết trình... Qua đó, các kỹ năng như tự lập, làm việc nhóm, nói trước đám đông sẽ được hình thành. Cũng cần nói rằng, môi trường ở đại học có nhiều khác biệt so với phổ thông. Với quy chế đào tạo tín chỉ, khi sinh viên rớt môn sẽ phải “trả nợ”, không những phát sinh chi phí mà còn làm kế hoạch học tập trong những học kỳ sau bị đảo lộn, dẫn đến nhiều trường hợp tốt  nghiệp trễ hạn. Cũng theo thầy Hạ, tân sinh viên khi bước vào đại học cần xác định từng kế hoạch cụ thể cho bản thân, như kế hoạch học  tập, kế hoạch rèn luyện kỹ năng, kế hoạch quản lý thời gian... Riêng với chương trình đào tạo, sinh viên cần chủ động tìm hiểu ở các anh chị đi trước, giảng viên, từ đó có hướng đi và những điều chỉnh thích hợp cho bản thân.

Không bằng lòng với kiến thức trong trường

Theo kỷ lục gia trí nhớ thế giới Dương Anh Vũ, tân sinh viên không nên xem thường các môn đại cương. Đại cương chiếm từ 30-40% điểm số học tập của bạn trong suốt khóa học. Nếu những môn này chỉ toàn 5, 6 điểm sẽ khó kéo điểm số trung bình lên cao. Hơn nữa, sao nhãng các môn đại cương sẽ tạo ra thói quen hời hợt trong việc học tập. “Sinh viên nên mở rộng kiến thức bằng việc tìm đọc các cuốn sách hay, kết giao với những người tài năng để học tập và đặc biệt là tìm những công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành để thêm kinh nghiệm” - anh Vũ khuyên.

Theo CNTS của báo Tuổi Trẻ

...