Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Chọn ngành kinh tế - làm sao để không lỗi thời với tương lai

14/08/2020 16:08 GMT+7

Khối ngành kinh tế luôn dẫn đầu trong lựa chọn ngành học của các thí sinh và mang đến cơ hội việc làm cao cho sinh viên tốt nghiệp.

Tuy nhiên, liệu có phải chỉ cần học kinh tế là sẽ chắc chắn đảm bảo một suất công việc trong tương lai?

Chọn ngành kinh tế - làm sao để không lỗi thời với tương lai - ảnh 1

Nhu cầu nhân lực cho khối ngành kinh tế vẫn chưa bao giờ giảm nhiệt

Sinh viên kinh tế lao đao tìm việc - do quan niệm học kiểu cũ?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số hồ sơ nộp vào các ngành kinh tế, kinh doanh luôn nằm trong nhóm cao nhất qua các mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. Năm 2019, khối ngành này chiếm khoảng 32% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi, và có tỷ lệ chọi nguyện vọng/chỉ tiêu là 6.5, đứng thứ hai trong nhóm các ngành tuyển sinh.
Việc người học chuộng nhóm ngành kinh tế là xu hướng chung trên thế giới, bởi nhu cầu thực tế tại Việt Nam và nhiều nước cho nhóm ngành này vẫn cao.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2018-2025 cả nước cung cấp 2,5 triệu việc làm, kinh tế - tài chính - hành chính là nhóm ngành chiếm tỷ trọng việc làm cao (33%).

Mặc dù vậy, có một nghịch lý đang tồn tại là ngày càng nhiều cử nhân kinh tế chật vật tìm việc, phải làm trái ngành, hay thậm chí là thất nghiệp, trong khi doanh nghiệp vẫn bị thiếu hụt nhân sự chất lượng cao cho nhóm ngành này.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sinh viên ra trường có khả năng thích nghi kém. Khối ngành kinh tế khá đặc thù, luôn biến động, đòi hỏi sự thích ứng, sáng tạo và không sợ thất bại.

Một sinh viên nếu chỉ sở hữu học bạ điểm cao nhưng thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sẽ khó đáp ứng được yêu cầu công việc trong kỷ nguyên mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Quan niệm học các ngành kinh tế chỉ cần tốt nghiệp điểm số cao đã lỗi thời, cần thay đổi.

Mặt khác, một bộ phận sinh viên kinh tế học cầm chừng, nóng vội chứng tỏ khả năng tự kinh doanh, hoặc lao vào các công việc làm thêm với mong muốn làm đẹp CV bằng kinh nghiệm làm việc dày đặc.

Tuy nhiên, việc chỉ học cho có nhưng thiếu sự đầu tư nghiêm túc sẽ dẫn đến học không thấu đáo, thiếu đam mê với ngành học. Sinh viên kinh tế thuộc nhóm này sẽ thiếu kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng hiện nay.

Chạy đà để về đích ngay từ giảng đường đại học

Đáp ứng, thích nghi và đổi mới là ba từ khóa quan trọng của sinh viên kinh tế thời đại mới. Mức độ cạnh tranh việc làm ở TP.HCM hiện nay nằm trong khoảng 1/46 và Hà Nội là 1/33. Riêng nhóm ngành kinh tế, mức độ cạnh tranh cao hơn với tỷ lệ 1/60, ở những vị trí lao động bậc cao mức cạnh tranh có thể là 1/400 người.

Do đó, ngoài kiến thức chuyên môn, người học cần đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng số, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, và kinh nghiệm làm việc, đồng thời phải thích nghi và liên tục cập nhật xu hướng đổi mới để bắt kịp thời đại, hội nhập cùng thế giới. Tất cả những điều này cần được chuẩn bị ngay từ giảng đường đại học, để tăng sức cạnh tranh cho sinh viên ngay khi tốt nghiệp.

Trong bối cảnh đó, một số đại học xuất sắc tại Việt Nam, đặc biệt là Đại học Công lập Việt Đức (VGU) đã chủ động trang bị cho sinh viên khả năng thích nghi tốt, đáp ứng nhu cầu thay đổi không ngừng của thị trường lao động.

Là cường quốc về kinh tế đứng thứ tư trên thế giới và lớn nhất Châu Âu, Đức có rất nhiều mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế để học hỏi. Các chương trình học tại VGU được xây dựng theo chuẩn Đức, tập trung về kĩ năng, chú trọng môi trường thực tế để người trẻ được trao nhiều cơ hội trải nghiệm thông qua thực tập, workshop, và các chuyến đi thực tế trong suốt quá trình học.

Ngoài kiến thức truyền thống, sinh viên được đào tạo qua phương pháp dạy và học sáng tạo, kĩ năng lãnh đạo, phản biện, làm việc nhóm… từ đó tạo điều kiện thường xuyên cho người học áp dụng tư duy và sáng tạo cá nhân vào thực tiễn, sẵn sàng hội nhập.

Chọn ngành kinh tế - làm sao để không lỗi thời với tương lai - ảnh 2

Học kinh tế theo mô hình Đức giúp các bạn sinh viên dễ tiếp cận với thị trường thế giới hơn

Nếu ngoại ngữ được xem là tấm vé thông hành giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm tại các công ty đa quốc gia, và chủ động hội nhập thế giới, thì tại VGU, các chương trình đào tạo đều được triển khai 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được trui rèn trong môi trường chuẩn quốc tế ngay từ đầu.

Các sinh viên VGU thành thạo tiếng Anh chỉ qua một năm học đầu tiên, sau đó còn được trang bị thêm tiếng Đức căn bản. Nhờ được trang bị đầy đủ về kiến thức, các kỹ năng và ngoại ngữ, nên sinh viên VGU dễ dàng tiếp cận các cơ hội học bổng trao đổi, du học tại các trường Đại học ở Đức cũng như toàn thế giới.

Sinh viên tốt nghiệp của VGU sẽ được các trường đại học đối tác tại Đức cấp bằng, đảm bảo chất lượng chuyên môn đẳng cấp thế giới và tâm thế chuyên nghiệp từ quốc gia phát triển bậc nhất châu Âu.

Do đó, dù ngành kinh tế có độ sàng lọc cao, nhưng sinh viên VGU được đánh giá là "future-proof" (không lỗi thời với tương lai), vững vàng đón nhận mọi cơ hội việc làm, dù trong môi trường khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các tập đoàn quốc tế trên thế giới.

Tìm hiểu thêm về các ngành học và cách thức đăng ký tại đây .

...