Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Những thuận lợi cho thí sinh chọn xét học bạ vào Đại học

09/05/2017 09:46 GMT+7

Năm nay, song song với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, nhiều trường đại học còn triển khai thêm các phương thức tuyển sinhriêng. Trong đó, xét tuyển đại học bằng học bạ lớp 12 đang là một phương thức được thí sinh quan tâm.

Những thuận lợi cho thí sinh chọn xét học bạ vào Đại học

Phương thức xét tuyển học bạ được nhiều thí sinh chọn lựa

Đây cũng là phương thức tuyển sinh mà gần 150 trường đại học, cao đẳng triển khai trong năm nay.

Giảm áp lực thi cử

Chọn phương thức xét tuyển học bạ lớp 12, thí sinh sẽ chủ động khi đăng ký xét tuyển. Hơn ai hết các bạn là người hiểu rõ năng lực học tập của bản thân, từ đó chọn ra môn học có kết quả tốt nhất để đăng ký. Quan niệm “học tài thi phận” đã được chứng minh qua nhiều trường hợp thực tế.

Kết quả kỳ thi THPT vẫn phụ thuộc nhiều vào sức học, thế nhưng điểm thi của thí sinh vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan không mong muốn như tâm lý, sức khỏe, thậm chí là sự may mắn. Trong những trường hợp này, kết quả học tập tốt trong năm 12 sẽ giúp thí sinh giảm tải áp lực thi cử, tạo thêm “hướng rẽ” thứ hai cho thí sinh đến giảng đường đại học.

Thêm một “bảo bối” nữa để thí sinh chọn xét tuyển học bạ vào đại học là hầu hết các tổ hợp môn xét tuyển ở phương thức xét tuyển học bạ đa dạng nên phù hợp với năng lực học tập của đa số học sinh.

Đáng chú ý là năm nay, trong các môn thi THPT quốc gia có thêm bài thi tổ hợp tự nhiên và tổ hợp các môn xã hội, đó cũng là cơ sở để thí sinh phát huy thế mạnh cá nhân ở từng môn học nhất định. Do đó, thí sinh sẽ dễ dàng và có nhiều lựa chọn tổ hợp môn thế mạnh khi tham gia xét tuyển học bạ nên cơ hội vào đại học theo đó cũng tăng cao.

Hơn thế, nếu những môn thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia không nằm trong danh sách tổ hợp môn xét tuyển của trường, thì điểm học bạ THPT của các môn học khác “nghiễm nhiên” trở thành “cứu cánh” cho thí sinh.

Cơ hội trúng tuyển cao

Nhiều trường đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ đầu tháng 5 như Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF)… Thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng có nhiều khả năng trúng tuyển bởi điểm trúng tuyển đợt sau luôn cao hơn đợt trước khoảng 1 - 3 điểm tùy ngành học.

Những thuận lợi cho thí sinh chọn xét học bạ vào Đại học

Đáng chú ý, khi xét tuyển học bạ, thí sinh còn có cơ hội nhận học bổng “khủng”. Ví dụ tại UEF, trường này trao tặng các suất học có giá trị từ 25%, 50% đến 100% học phí khi tổng điểm trung bình năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển của thí sinh đạt từ 21 điểm trở lên.

Hồ sơ xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 khá đơn giản gồm: phiếu đăng ký xét tuyển, bản photo công chứng học bạ THPT, bản photo công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Trường hợp thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển trong đợt 1 đối với các trường nhận hồ sơ từ tháng 5, nếu chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển bằng phương thức này và tiếp tục bổ sung hồ sơ để hoàn thành các thủ tục theo hướng dẫn để được các trường xét công nhận trúng tuyển.

Năm 2017, bên cạnh phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, UEF còn xét tuyển 50% chỉ tiêu bằng phương thức học bạ lớp 12.  Tổ hợp môn xét tuyển đa dạng như A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - Anh), D01 (Văn - Toán - Anh) thí sinh tỏ ra “ưu ái” tổ hợp môn C00 (Văn - Sử - Địa), C01 (Toán - Văn - Lý), D14 (Văn - Sử - Anh), D15 (Văn - Địa - Anh).

Điều kiện xét tuyển:
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Tổng điểm trung bình lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên đối với trình độ đại học.
Thời gian xét tuyển đợt 1: 2-5 đến 30-6

...