Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

AUN-QA, cơ sở tin cậy trong việc chọn trường

21/07/2016 17:07 GMT+7

AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chícụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo.

AUN-QA là gì?

AUN (ASEAN University Network) là mạng lưới các trường đại học (ĐH) hàng đầu của khu vực Đông Nam Á (ĐNA) được thành lập vào tháng 11/1995 bởi sáng kiến của Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ĐNA, với các thành viên ban đầu do Bộ trưởng Giáo dục các nước đề cử.

Kể từ khi thành lập, AUN đã xem chất lượng đào tạo là một mục tiêu quan trọng nhằm khẳng định với quốc tế về sự phát triển của giáo dục ĐH ĐNA, tạo ra sự liên thông và công nhận chất lượng đào tạo lẫn nhau giữa các trường ĐH trong và ngoài mạng lưới AUN. Để thực hiện mục tiêu này, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục ĐH của các trường trong khu vực ĐNA theo bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung AUN-QA được ban hành vào năm 2004 (AUN-QA là viết tắt của ASEAN University Network - Quality Assurance).

AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo chứ không chỉ dựa trên những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành.

Bộ tiêu chuẩn AUN đánh giá toàn diện chương trình đào tạo từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp…

Tại sao lại là AUN-QA?

Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc Tế (ĐHQT): “Chất lượng đào tạo là một khái niệm đa chiều theo quan điểm của rất nhiều đối tượng có liên quan. AUN coi trọng tầm quan trọng của chất lượng giáo dục ĐH, cùng với nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng với mục đích tăng cường các chuẩn mực học thuật và mở rộng giáo dục, nghiên cứu, các dịch vụ trong các trường ĐH thành viên AUN cũng như các trường bên ngoài. Từ đó, bộ chuẩn AUN đã từng bước điều chỉnh hệ thống đảm bảo chất lượng AUN-QA nhằm hỗ trợ, mở rộng và duy trì mức độ đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục ĐH trong khu vực ĐNA. Ngoài ra, việc kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN còn tạo tiền đề thúc đẩy quá trình trao đổi sinh viên (student mobility) và công nhận tín chỉ giữa các trường ĐH trong và ngoài khu vực ĐNA”.

Với các đặc điểm tiêu biểu trên, chuẩn AUN đã được công nhận và trở thành sự lựa chọn hàng đầu bởi các trường ĐH trong khu vực ĐNA. Không nằm ngoài xu hướng đó, phần lớn các trường ĐH Việt Nam hiện nay cũng lấy chuẩn AUN làm cơ sở để khẳng định chất lượng của mình.

Tại ĐH Quốc gia TP.HCM, đến tháng 6/2016, đã có tổng cộng 23 chương trình bậc ĐH của các trường thành viên đạt kiểm định AUN. Nổi bật trong số đó là Trường ĐH Quốc Tế, với 6/14 chương trình bậc ĐH đã thực hiện kiểm định theo bộ chuẩn này, là trường ĐH có tỉ lệ chương trình đạt kiểm định AUN cao nhất nước hiện nay.

Đặc biệt hơn nữa, chương trình “Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp” và chương trình “Kỹ thuật Y Sinh” của Trường ĐH Quốc Tế  là hai chương trình đạt điểm đánh giá AUN cao nhất Việt Nam và đứng trong top đầu của khu vực ĐNA.

Chia sẻ về quá trình kiểm định AUN của Trường ĐH Quốc Tế, PGS.TS Hồ Thanh Phong cho biết: “Bắt đầu từ lần kiểm định đầu tiên mà trường tham gia, tôi nhớ là năm 2009, khi đó AUN vẫn còn mới đối với các trường, và ngay khi được ĐHQG đề nghị trường tham gia đánh giá AUN, tôi đã mạnh dạn quyết định ngay là chúng tôi sẽ tham gia. Chương trình tham gia đánh giá đầu tiên là chương trình “Khoa học Máy tính” của Khoa Công nghệ Thông tin. Khi tham gia đánh giá AUN, tôi đã động viên các anh em trong khoa cố gắng thực hiện không chỉ để khẳng định vai trò và chất lượng của mình đối với xã hội, mà còn là cơ sở để nhìn lại mình để cải tiến ngày một tốt hơn, đúng với mục tiêu chất lượng mà nhà trường đưa ra. Và cũng không ngoài những gì chúng tôi mong đợi, chương trình “Khoa học Máy tính” đã được kết quả đánh giá 4.6 trên tổng thang điểm là 7, điểm này được gọi là cao trong đợt đánh giá năm đó. Tiếp sau đó, tôi đã đề nghị các khoa và bộ môn của trường khi có đủ 03 khóa sinh viên tốt nghiệp đều phải tham gia kiểm định AUN. Kết quả là, đến cuối năm 2015, Trường ĐH Quốc Tế đã thêm 5 chương trình nữa đạt kiểm định AUN với kết quả đánh giá ngày càng cao, bao gồm: chương trình “Công nghệ Sinh học”,“Quản trị Kinh doanh”, “Điện tử Viễn thông”, “Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp” và “Kỹ thuật Y Sinh”.

Trường ĐH Quốc Tế nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn AUN-QA

AUN-QA và định hướng chọn trường cho phụ huynh - học sinh

Chọn trường ĐH có chất lượng đào tạo tốt là mối quan tâm hàng đầu của các em học sinh vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Tuy nhiên, số lượng khá lớn các trường ĐH, Cao đẳng hiện nay trên cả nước cộng với các luồng thông tin đa chiều trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến việc chọn lựa trường của phụ huynh – học sinh gặp không ít khó khăn.

Với quy trình kiểm định chặt chẽ, minh bạch; bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo và được công nhận bởi hệ thống giáo dục của các quốc gia trong và ngoài trong khu vực ĐNA, kiểm định AUN giúp các trường ĐH Việt Nam từng bước xác định vị thế của mình trên trường quốc tế. Việc tham gia kiểm định AUN khẳng định sự cam kết của các trường ĐH đối với xã hội, với nhà tuyển dụng về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo: nguồn nhân lực được đào tạo theo chuẩn chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt.

Vì vậy, kết quả kiểm định AUN của các trường ĐH là một trong những nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy để phụ huynh và học sinh tham khảo trong quá trình chọn lựa trường.

Những giờ học mang tính ứng dụng cao đã giúp bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đạt kết quả kiểm định AUN-QA đứng top đầu khu vực

...