Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021 có gì mới?

14/06/2021 17:06 GMT+7

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội trước đây chỉ để tuyển sinh đại học, năm nay còn để đánh giá năng lực học sinh, định hướng nghề nghiệp cho các em...

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021 có gì mới

(Nguồn: Internet)

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo đại học và Sau đại học của ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 không chỉ phục vụ công tác tuyển sinh đại học, mà còn là cơ sở đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo đó, ngoài kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng, thái độ của người học, đánh giá chung về kết quả học tập bậc THPT... còn góp phần định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân, đưa ra dự báo kết quả học tập bậc đại học của người học.

Năm 2021, nhà trường dự kiến tổ chức khoảng 5 - 6 đợt thi tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký, mỗi đợt khoảng 1.000 - 2.000 thí sinh. Thí sinh được tự chọn ngày thi, giờ thi, ca thi, được thay đổi ca thi trước 14 ngày dự thi.

Năm 2021 dự kiến chỉ thi ở Trung tâm Khảo thí và địa điểm thứ hai là Trường ĐH Công nghệ. Thời gian làm bài thi dự kiến 195 phút. Mỗi thí sinh sử dụng 1 mã đề thi độc lập.

Năm 2021, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được các trường thành viên sử dụng như một trong nhiều phương thức tuyển sinh. Các trường ĐH ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội cũng có thể sử dụng kết quả kỳ thi này nếu đăng ký.

Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT trên máy tính

Bài thi dự kiến gồm 3 phần: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút); Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút); Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút). Thí sinh thi trên máy tính và được gán mã Q00.
Về cơ bản, cấu trúc bài thi kế thừa trên 90% dạng thức bài thi của năm 2016, có 3 điểm mới:

- Phần lựa chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội sẽ gộp lại thành 1 phần Khoa học (bắt buộc) với thời gian 60 phút, 50 câu hỏi.
- Tổng điểm bài thi là 150 điểm. Điểm bài thi gồm điểm tổng và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định tính, Tư duy định lượng, Khoa học. Mỗi phần 50 điểm.
- Năm 2021 tăng số câu hỏi điền đáp án thêm 3 câu ở phần Khoa học (để giảm khả năng đoán mò của thí sinh). Tổng số câu hỏi điền đáp án là 18 câu.

NGỌC DIỆP
Theo CNTS của báo Tuổi Trẻ

...