Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Tuyển sinh 2021: Đừng mất công ôn thi, học tủ nếu tham gia kỳ thi đánh giá năng lực

25/02/2021 10:02 GMT+7

TTO - Trong năm 2021 sẽ có 3 trường đại học tổ chức kỳ thi riêng. Vì kỳ thi đánh giá năng lực tư duy, nên các chuyên gia khảo thí khuyên học sinh tập trung học cho tốt, không nên ôn thi tại các lò luyện, chỉ mất thời gian và tiền bạc.

Tuyển sinh 2021: Đừng mất công ôn thi, học tủ nếu tham gia kỳ thi đánh giá năng lực

Chiều 24-2, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội nghị khảo thí trực tuyến giới thiệu các bài thi đánh giá năng lực ở Việt Nam năm 2021 - Ảnh: ĐHQGHN

Năm 2021 sẽ có 3 trường ĐH lớn tổ chức kỳ thi riêng. ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM mỗi trường sẽ tổ chức một kỳ thi đánh giá năng lực riêng ở hai miền Bắc - Nam. Riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gọi kỳ thi riêng của mình là kỳ thi đánh giá tư duy.

Ba kỳ thi riêng này có quy mô, cách thức đánh giá khác nhau nhưng tựu trung đều nhằm mục đích tiến tới tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh theo cách thức tiên tiến, đề thi có tính phân hóa cao, đánh giá được đúng năng lực của học sinh THPT, từ đó giúp các em biết được ưu thế của mình, góp phần giúp các em biết được nên chọn nghề gì cho phù hợp.

Tuyển sinh 2021: Đừng mất công ôn thi, học tủ nếu tham gia kỳ thi đánh giá năng lực

ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ cung cấp bài thi mẫu và thí sinh sẽ làm bài thi trên giấy hoặc trên máy để quen với dạng đề, cách đặt câu hỏi, ngôn ngữ dùng để trả lời, đồng thời hiểu được nên ôn như thế nào cho tốt.

Riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không đưa ra đề thi mẫu, mà chỉ đưa ra đề cương và ví dụ minh họa.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết: "Ngân hàng đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội có tới 12.000 đến 15.000 câu hỏi, khi thi đảm bảo mỗi em có một đề thi riêng. Bài thi nhằm kiểm tra năng lực tư duy của học sinh, do đó sẽ cung cấp đủ thông tin để các em có thể phân tích, trả lời.

Bài thi này nhằm chống lại cách học thuộc lòng cũng như học gì thi nấy kiểu ngày xưa. Vì ngân hàng đề rất lớn nên các lò luyện thi không thể bao quát hết được. Chúng tôi khuyên thí sinh không nên mất thời gian đầu tư tiền bạc, thời gian vào lò luyện thi".

TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM - cũng cho biết: "Bài thi của ĐH Quốc gia TP.HCM cung cấp nhiều dữ liệu nhất để thí sinh thể hiện năng lực phân tích, hạn chế tối đa khả năng nhớ, thuộc".

Cả 3 kỳ thi của 3 trường ĐH nói trên đều tận dụng tối đa ưu thế của công nghệ thông tin. Thí sinh có thể đăng ký trên hệ thống, nộp lệ phí online, nhận được điểm ngay sau khi thi xong. Riêng tờ kết quả có dấu xác nhận của trường sẽ được trường gửi theo đường bưu điện về cho thí sinh.

Hai trường ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM đều không yêu cầu thí sinh phải sơ tuyển. Nhưng riêng Trường ĐH Bách khoa với đặc thù tuyển sinh viên cho ngành kỹ thuật sẽ yêu cầu thí sinh phải sơ tuyển.

Đơn cử trường sẽ xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của điểm 3 môn theo tổ hợp lựa chọn: toán - lý - hóa; toán - hóa - sinh; toán - văn - Anh và điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn sơ tuyển đạt từ 7.0 trở lên.

Cả 3 trường đều sử dụng kết quả bài kiểm tra đánh giá năng lực này là kết quả để tuyển sinh ĐH. Ngoài ra, ba trường vẫn duy trì xét tuyển thẳng cũng như sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Theo Ngọc Diệp trên Tuổi Trẻ Online

...