Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (Bình Dương): Nơi tạo sự khác biệt trong giáo dục đại học

28/04/2020 03:15 GMT+7

Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU) là trường đại học đầu tiên tại tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng xưởng chế tác (Fablab) - đây là không gian mở tạo điều kiện cho người dùng biến ý tưởng của mình thành sản phẩm.

Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (Bình Dương): Nơi tạo sự khác biệt trong giáo dục đại học

Tại EIU, ngoài việc đầu tư xây dựng Fablab còn đầu tư hệ thống CP-Factory để đào tạo về công nghệ 4.0 cho sinh viên (Nguồn: Internet)

Với lợi thế là trường đại học được thành lập bởi doanh nghiệp, EIU hiểu rõ những yêu cầu mà doanh nghiệp cần, từ đó chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở gắn kết với thực tế, giúp sinh viên sớm trải nghiệm được công việc trong tương lai.

Chất lượng là nền tảng của phát triển

Chương trình đào tạo tại EIU được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên giáo trình học thuật của các trường đại học hàng đầu. EIU đã xây dựng mục tiêu đào tạo các sinh viên tốt nghiệp đạt ba tiêu chuẩn chính là: ý thức mạnh mẽ rõ ràng về nhiệm vụ phụng sự quốc gia và phát triển cộng đồng; khả năng làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực được đào tạo; trang bị những kỹ năng cần thiết, trong đó trình độ tiếng Anh là kỹ năng quan trọng nhất.

Gần 10 năm hoạt động, EIU cũng đã đạt được những thành quả nhất định khi có 4 khóa sinh viên ra trường và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi nhận bằng đạt trên 94%; 100% sinh viên khi tốt nghiệp đều đạt chuẩn tiếng Anh IELTS tối thiểu 6.0. Cùng với việc sinh viên EIU ra trường có kiến thức và kỹ năng làm việc được doanh nghiệp đánh giá cao và nhận vào làm việc, sinh viên EIU còn được doanh nghiệp “đặt hàng” ngay từ khi còn trong thời gian thực tập.

Môi trường học tập lý tưởng

Sinh viên EIU được thụ hưởng các giá trị của một môi trường quốc tế từ việc học tập trong không gian hiện đại, đầy đủ đến cơ hội phát triển trong từng khía cạnh với các trung tâm khởi nghiệp, phòng thí nghiệm, thực hành được đầu tư đúng mức. Nhằm hỗ trợ khởi nghiệp và ươm mầm nguồn nhân lực, EIU đã đưa chuyên ngành Khởi nghiệp vào chương trình đào tạo và thành lập Vườn ươm Doanh nghiệp (BBI) với tầm nhìn “Thúc đẩy tư duy khởi nghiệp trong khu vực, qua đó đóng góp giá trị mới cho cộng đồng và nền kinh tế quốc gia”, mang đến nhiều chương trình, dịch vụ hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp. BBI của EIU hiện là thành viên của UBI Global (University Business Incubators Global).

EIU Fablab hiện là thành viên của hệ thống Fablab thế giới gồm hơn 1.000 Fablab. Tại EIU Fablab, không chỉ sinh viên mà còn cả cộng đồng đam mê chế tác có thể thỏa sức sáng tạo với các khu: Ý tưởng, Thiết kế, Thực hiện, Vận hành được trang bị các máy móc hiện đại như: máy in 3D, máy cắt khắc laser, máy scan 3D, máy gia công CNC; ngoài ra còn có một xưởng cơ khí nhỏ trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ người dùng tạo ra các sản phẩm từ thiết kế của mình.

Nắm bắt được xu hướng công nghệ 4.0, thời gian vừa qua, EIU còn đầu tư hệ thống CP-Factory (là hệ thống nhà máy đào tạo đa năng về công nghiệp 4.0) và đã cử nhóm giảng viên của Khoa Kỹ thuật EIU sang nhà máy Festo, thành phố Stuttgart (CHLB Đức) tập huấn học tập vận hành hệ thống CP-Factory để nghiên cứu khả năng tận dụng hệ thống vào giảng dạy sinh viên và doanh nghiệp, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. CP-Factory dùng để đào tạo về công nghệ 4.0 trên toàn thế giới, là xu thế phát triển mới của nền sản xuất công nghiệp 4.0, CP-Factory tích hợp nội dung đào tạo và nghiên cứu rất rộng rãi. Sự đầu tư về chương trình đào tạo, cơ sở, thiết bị hạ tầng là điều kiện vững chắc để EIU thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cộng đồng.

Theo CNTS của báo Tuổi Trẻ

...