Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo

28/02/2024 08:02 GMT+7

Nghề y là một nghề đặc biệt, mang theo sứ mệnh cao cả: Chăm sóc sức khỏe nhân dân. Quyết định gắn bó với công việc này, luôn cần những trái tim đủ nhiệt huyết để theo đuổi hành trình học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn và y đức suốt đời. Với những người vừa là thầy thuốc vừa là thầy giáo, thì trọng trách của họ lại càng lớn lao hơn.

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 1

Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ những thầy thuốc đồng thời cũng là thầy giáo công tác tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU). Chữa bệnh cứu người và tiếp tục đào tạo những thế hệ y, bác sĩ giỏi chính là sứ mệnh không giới hạn, là nhiệm vụ sâu thẳm từ trái tim những người thầy giáo - thầy thuốc tận tâm này.

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 2

Được mệnh danh là “Bàn tay vàng” trong phẫu thuật Miệng và Hàm mặt, TTƯT.PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương - Phó Hiệu trưởng phụ trách Khối ngành Sức khỏe HIU, có hơn 41 năm kinh nghiệm trong giảng dạy đồng thời là bác sĩ y khoa, phẫu thuật. Bên cạnh sự nghiệp chữa bệnh cứu người, PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”, với nhiệt huyết truyền cho sinh viên (SV) những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, y đức và tâm huyết với nghề.

Chia sẻ về nguyên tắc nghề nghiệp của ngành y, PGS.TS.BS. Lâm Hoài Phương nhắn gửi đến các SV lựa chọn sự nghiệp khoác áo blouse trắng: “Hãy luôn biết yêu thương người bệnh như chính bản thân mình. Các em phải biết yêu người - yêu nghề - chia sẻ với người bệnh và luôn hạnh phúc khi giúp được nhiều người bệnh. Tâm - Tài - Đức sẽ là những phẩm chất quan trọng mà người theo ngành y cần phải khắc ghi.”

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 3

TTƯT.PGS.TS.BS. Phạm Huy Hùng - Phó trưởng Khoa Y HIU - nguyên Phó trưởng Khoa YHCT, Đại học Y Dược TP.HCM, có hơn 40 năm công tác tại bệnh viện và giảng dạy. Thầy chia sẻ đến các SV lựa chọn Khối ngành Sức khỏe hãy luôn nhiệt huyết, không ngừng phấn đấu và hãy luôn tự hào về sứ mệnh mà mình đang theo đuổi: “Là những người thầy thuốc tương lai, hãy luôn ghi nhớ các em đang chuẩn bị một sứ mệnh cao cả: Không chỉ chữa bệnh cứu người mà còn mang đến sự hy vọng và chăm sóc cho người bệnh.”

Theo PGS.TS.BS. Phạm Huy Hùng, mục tiêu lớn nhất của ngành y là giúp cho xã hội ít người bệnh, con người được sống mạnh khỏe, thịnh vượng, hạnh phúc. Xu hướng mới của ngành y khoa hiện nay sẽ dần chuyển đổi mô hình điều trị sang mô hình quản lý sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Người thầy thuốc hiện đại cần có kỹ năng tập trung phòng ngừa và quản lý bệnh, giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe chủ động.

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 4

PGS.TS.BS. Lê Đức Lánh - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt HIU, với hơn 35 năm kinh nghiệm công tác chuyên môn và giảng dạy, thầy từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chủ chốt tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM và công tác tại Cộng hòa Séc với chuyên ngành Phẫu thuật Hàm Mặt.

Thầy chia sẻ: “SV chọn học Khối ngành Sức khỏe để trở thành người thầy thuốc vì sức khỏe cộng đồng chứ không phải để “kiếm tiền”. Trong quá trình học sẽ có nhiều khó khăn nhưng hãy phấn đấu vượt qua với lòng yêu người, yêu nghề: học vì bổn phận, học vì danh dự của người thầy thuốc. Một thầy thuốc giỏi phải là người sâu về y đức - giỏi về y thuật - giàu lòng y đức.”

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 5

PGS.TS.DS. Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng Khoa Dược HIU, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng và Quản lý Dược năm 2011 tại Liên bang Nga. Cô có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM trước khi công tác tại HIU.

PGS.TS.DS. Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có dược tính và độc tính, người thầy thuốc phải luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để có chỉ định sử dụng thuốc đúng cách, đem lại sức khỏe cho người bệnh. “Hành trình trở thành cán bộ y tế có rất nhiều chông gai nhưng nếu luôn giữ nhiệt huyết đam mê, đặt an toàn sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu, các em sẽ cảm nhận được sứ mệnh thiêng liêng của mình.”

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 6

Với kinh nghiệm dày dặn hơn 40 năm trong lĩnh vực sức khỏe, PGS.TS. Hà Thị Anh - Trưởng Khoa Xét nghiệm Y học HIU, từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng và đóng góp nhiều công sức y khoa: Trưởng Bộ môn Huyết học tại Trường Kỹ thuật Y tế Trung ương 3 TP.HCM; Trưởng Phòng Xét nghiệm - Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2.

“Trung thực - khách quan” là nguyên tắc quan trọng mà PGS.TS. Hà Thị Anh dặn dò SV khi chọn ngành Xét nghiệm Y học. Ngoài ra, cô cũng đề cao tinh thần tích cực học tập của SV Khối ngành Sức khỏe: “Y tế là một ngành rất đặc biệt, đặc thù, một sai lầm nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Chính vì vậy, SV khối ngành sức khỏe phải luôn học tập, trau dồi kiến thức, sự thiếu hiểu biết cũng tương đương với tội ác khi chọn nghề này.”

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 7

ThS. Huỳnh Văn Phát - Phó trưởng Khoa Phục hồi Chức năng (PHCN) HIU, chia sẻ niềm hạnh phúc khi giúp được người bệnh phục hồi khả năng vận động, di chuyển, các hoạt động đơn giản hằng ngày nhưng lại mang nhiều ý nghĩa với người bệnh. Dành nhiều tâm huyết cho nghề và khi làm thầy giáo, ThS. Huỳnh Văn Phát luôn dặn dò SV trong Khối ngành Sức khỏe nguyên tắc làm nghề: “Đặt người bệnh là ưu tiên hàng đầu”. Riêng với ngành PHCN luôn cần có sự kiên nhẫn đối với người bệnh và tìm ra phương pháp điều trị chính xác.

“Xu hướng điều trị PHCN hiện nay kết hợp theo nhóm liên ngành, phối hợp PHCN với nhiều chuyên ngành khác nhau như: dinh dưỡng, nội khoa, chăm sóc, để mang đến cho người bệnh chất lượng cuộc sống tốt hơn. Chính vì vậy, SV ngành PHCN không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn mà còn phải luôn trau dồi kiến thức lâm sàng, kỹ năng tự học, từ đó đem lại những chăm sóc tốt nhất cho người bệnh” - ThS. Huỳnh Văn Phát nhắn nhủ thêm.

Khi người thầy thuốc cũng là thầy giáo - ảnh 8

ThS. Đoàn Thị Quỳnh Anh - Phó trưởng Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh HIU, có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM trước khi về công tác tại HIU. Cô chia sẻ: “Nghề thầy thuốc không chỉ đòi hỏi nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn cần sự tận tâm nhân ái. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của người bệnh để thấu hiểu và chăm sóc tốt cho họ.

Sức khỏe và y học luôn phát triển không ngừng, SV Khối ngành Sức khỏe cần phải linh hoạt và sẵn sàng học hỏi để thích nghi với những thay đổi và cập nhật công nghệ mới trong lĩnh vực y học.”

Bằng tất cả tâm huyết của người thầy thuốc và cũng là người thầy giáo, đội ngũ giảng viên Khối Sức khỏe tại HIU sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và thương yêu các em SV - thế hệ tiếp nối góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn.

Với chiến lược và tầm nhìn của Ban Giám hiệu nhà trường, HIU sẽ ngày càng phát triển toàn diện, trở thành đơn vị đào tạo Khối ngành Sức khỏe hàng đầu Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế nước nhà và trong khu vực.

Trong những năm gần đây, HIU đẩy mạnh đầu tư phát triển cho Khối ngành Sức khỏe với gần như đầy đủ các chương trình đào tạo trọng yếu, từ ngành Y khoa, Y học Cổ truyền, Y tế Công cộng, Răng Hàm Mặt, Dược, Dinh dưỡng, Điều dưỡng – Hộ sinh, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật Phục hồi Chức năng. Để làm được việc này, chiến lược nhà trường chú trọng việc xây dựng 4 trụ cột lớn gồm: đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; chương trình đào tạo và sự trải nghiệm thực hành.

Hiện nhà trường đã quy tụ được đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành tập trung về giảng dạy; đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh về số lượng, mạnh về chất lượng; chương trình đào tạo đa dạng với chương trình tiếng Việt, chương trình tiếng Anh và liên kết đào tạo quốc tế với các đại học chuyên ngành uy tín trên thế giới; chú trọng đưa SV đi thực hành toàn thời gian tại các bệnh viện lớn và mở nhiều bộ môn ngay tại bệnh viện…

...