Tự chủ tuyển sinh không phải là tự do tuyển sinh
TTO - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ: tuyển sinh là việc của các trường nhưng năm nay Bộ GD-ĐT làm hết, trong khi bộ hoàn toàn có thể giám sát được việc tuyển sinh của các trường.
Tân sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: LINH NGA
Việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số cho công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm nay đã tạo ra bước chuyển biến lớn trong ngành giáo dục. Nhìn tổng thể, hệ thống đã vận hành ổn định, ngoài một vài vấn đề kỹ thuật (lỗi kết nối thanh toán trực tuyến, hiển thị thông tin trúng tuyển lặp nhiều dòng) đã được khắc phục kịp thời và không ảnh hưởng tới quy trình, kết quả đăng ký và xét tuyển. Vì vậy, ý kiến cho rằng việc triển khai đăng ký trực tuyến hoàn toàn có nhiều trục trặc hay sự cố là chưa khách quan.
Thứ trưởng HOÀNG MINH SƠN
Trả lời câu hỏi: "Ông thấy thế nào khi có kiến nghị bộ trả lại quyền tuyển sinh cho các trường theo quy định của Luật giáo dục đại học?", Thứ trưởng HOÀNG MINH SƠN nói: "Đến nay, Bộ GD-ĐT chưa hề nhận được kiến nghị của trường nào về việc này. Bộ xây dựng và vận hành hệ thống phần mềm để hỗ trợ chung cho các trường thực hiện đúng quy chế tuyển sinh. Về việc thu lệ phí, Bộ GD-ĐT được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng phần mềm và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia chứ bộ không đứng ra thu lệ phí.
Về quyền tự chủ tuyển sinh, Luật giáo dục đại học và nghị định 99/2019/NĐ-CP đã quy định rõ các cơ sở giáo dục đại học được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh phù hợp quy định của pháp luật; xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT. Quy chế tuyển sinh mới có thể sẽ khiến các trường bớt tự do hơn, bớt chủ động hơn trong một số trường hợp nhưng quyền tự chủ của các trường hoàn toàn được tôn trọng.
Khi xây dựng quy chế tuyển sinh và nâng cấp hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, Bộ GD-ĐT đã lấy ý kiến góp ý của các trường, trong đó thống nhất đề cao nguyên tắc công bằng và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của thí sinh. Điều này cũng tạo điều kiện tốt hơn cho các trường bởi nếu thí sinh có quyền lựa chọn nhiều hơn và cơ hội trúng tuyển cao hơn, công bằng hơn thì các trường cũng có cơ hội tuyển sinh tốt hơn về số lượng và chất lượng.
Dưới góc độ quản lý, mặc dù các trường có quyền tự chủ trong việc đưa ra và chủ động thực hiện các phương thức tuyển sinh, nhưng Bộ GD-ĐT phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tình trạng đăng ký xét tuyển, kết quả trúng tuyển và nhập học (Luật giáo dục đại học giao Bộ GD-ĐT xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học). Trên cơ sở dữ liệu đó, bộ sẽ có những phân tích, nhận định để thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước và hỗ trợ các trường trong việc xác định phương thức xét tuyển phù hợp, công bằng và đảm bảo chất lượng".
Tốt cho thí sinh thì phải quyết tâm làm
* Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng việc Bộ GD-ĐT quy định lọc ảo chung tất cả các phương thức xét tuyển là sai lầm nghiêm trọng? Những rắc rối từ việc bộ thay đổi về kỹ thuật xét tuyển năm nay đã được cảnh báo và có rất nhiều ý kiến đóng góp, vì sao bộ vẫn kiên quyết làm, thưa ông?
- Số liệu thống kê về kết quả trúng tuyển và nhập học năm nay đã chứng tỏ điều ngược lại với nhận định trên. Số lượng và tỉ lệ thí sinh trúng tuyển (tính theo số đăng ký xét tuyển) cao nhất từ trước tới nay thể hiện cơ hội trúng tuyển tốt nhất cho thí sinh, cũng như số lượng và tỉ lệ nhập học cao nhất từ trước đến nay đã cho thấy hầu hết thí sinh đã chọn được nguyện vọng phù hợp nhất với mình. Đổi mới luôn là một việc khó, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
Với những thành công bước đầu của năm nay, chúng ta có nền tảng tốt để hướng tới một hệ thống tuyển sinh công bằng cho mọi thí sinh, cạnh tranh bình đẳng giữa các trường và minh bạch cho toàn xã hội. Bộ luôn lắng nghe những ý kiến góp ý và phản biện để hỗ trợ các trường làm tốt hơn, nhưng những gì tốt nhất cho thí sinh và cho toàn hệ thống thì phải kiên định, quyết tâm làm.
* Tuy nhiên, thực tế đã nảy sinh nhiều rắc rối, thí sinh gặp không ít khó khăn trong đăng ký nguyện vọng, nộp lệ phí, đậu thành rớt... Theo ông, nguyên nhân do đâu?
- Thí sinh được quyền lựa chọn, mà càng nhiều lựa chọn thì xác suất sai sót cũng sẽ càng lớn, nhất là khi các trường đã đưa ra khá nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Hệ thống đã mở thời gian rất dài và yêu cầu thí sinh thực hiện các bước rất chặt chẽ, nhưng vẫn còn những lỗi do thí sinh sơ suất. Một số lỗi khác nằm ở việc xét tuyển của một số trường (không đúng thứ tự nguyện vọng, không xét tuyển các nguyện vọng khác mà chỉ chấp nhận nguyện vọng 1...). Hệ thống đăng ký nguyện vọng cũng chưa được mở rộng phạm vi kiểm tra, ngăn chặn lỗi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đã được các trường phối hợp giải quyết. Một số vấn đề khác như khó khăn trong nộp lệ phí chỉ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và có giải pháp khắc phục ngay, không ảnh hưởng tới kết quả xét tuyển của các thí sinh.
Cải tiến, nâng cấp phần mềm
* Nhiều người cho rằng những sự cố xảy ra trong xét tuyển vừa qua xuất phát từ việc Bộ GD-ĐT chậm ban hành quy chế tuyển sinh và hướng dẫn thực hiện. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Quy chế tuyển sinh năm nay ban hành chậm so với một số năm trước, tuy nhiên trước đó những nội dung mới của quy chế đã được thống nhất tại hội nghị công tác tuyển sinh và đưa vào dự thảo để công bố rộng rãi từ tháng 3-2022. Thực tế là quy chế năm nay đã tạo điều kiện thuận lợi để các trường có thể xét tuyển theo các phương thức riêng theo kế hoạch chung, dựa trên dữ liệu đăng ký và điểm học bạ của thí sinh tải từ hệ thống, vì vậy từ năm sau sẽ có nhiều trường không tổ chức xét tuyển sớm.
* Theo các chuyên gia, Bộ GD-ĐT đã cho vận hành một hệ thống công nghệ chưa được kiểm tra trong thực tế, đến lúc sắp xét tuyển vẫn còn chạy thử, chờ góp ý hoàn thiện nên phần mềm xét tuyển nhiều lỗi... Còn thí sinh phàn nàn do phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp khi đăng ký xét tuyển trực tuyến. Phần mềm hỗ trợ tuyển sinh năm 2022 được làm thế nào, thưa ông?
- Đầu năm 2022, Bộ GD-ĐT được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ triển khai hệ thống trực tuyến phục vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng là một trong 25 dịch vụ công thiết yếu của đề án 06. Hệ thống phần mềm này không phải hoàn toàn mới mà được nâng cấp từ hệ thống đăng ký xét tuyển và lọc ảo trực tuyến đã vận hành ổn định từ nhiều năm, năm nay chủ yếu mở rộng thêm chức năng đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến (đây là phần lớn nhất), thanh toán lệ phí xét tuyển và xác nhận nhập học trực tuyến.
Việc nâng cấp phần mềm do một tập đoàn lớn triển khai (năm nay miễn phí) theo các quy trình bài bản, chặt chẽ, đương nhiên phải bao gồm cả quy trình kiểm thử và chạy thử ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. Chức năng thanh toán trực tuyến ban đầu có vấn đề với công suất giao dịch của các kênh thanh toán qua Cổng dịch vụ công quốc gia, nhưng đây không phải lỗi trên hệ thống của bộ và đã được giải quyết kịp thời. Lỗi duy nhất của hệ thống cho đến nay được phát hiện là hiển thị thông tin trúng tuyển lặp nhiều dòng trong buổi đầu thí sinh xác nhận nhập học, nhưng đã được sửa ngay và hoàn toàn không ảnh hưởng tới kết quả trúng tuyển của thí sinh.
Cần phải nói thêm, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của bộ hoàn toàn không có chức năng xét tuyển, mà chỉ xử lý nguyện vọng để bảo đảm thí sinh trúng tuyển nguyện vọng cao nhất. Việc xét tuyển và quyết định thí sinh nào đủ điều kiện trúng tuyển được các trường thực hiện, sau đó mới đưa lên hệ thống để xử lý nguyện vọng (lọc ảo), vì vậy những ai cho rằng phần mềm xét tuyển có nhiều lỗi là do chưa hiểu rõ.
Đối với việc thí sinh phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp, Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) cũng đã rà soát và thấy rằng đúng là giao diện phần mềm cũng cần cải tiến để thân thiện hơn và có khả năng ngăn chặn lỗi tốt hơn cho thí sinh. Mặc dù vậy, một số quy trình cần phải gồm nhiều bước chặt chẽ, nhất là với việc đăng ký chọn trường, chọn ngành và xác nhận nhập học, vì đây là những quyết định rất hệ trọng của thí sinh, nhất định phải để thí sinh cân nhắc kỹ càng và xác nhận chắc chắn.
* Năm nay, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần điều chỉnh quy định để "hỗ trợ thí sinh" (mở lại hệ thống đăng ký nguyện vọng, thêm thời gian nộp lệ phí...). Nhưng có người lại cho rằng chính những việc này là trái quy chế và tạo ra sự không công bằng giữa các thí sinh. Ông nghĩ sao về nhận định trên?
- Nguyên tắc công bằng được nêu rõ trong quy chế tuyển sinh, trong đó không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém. Bộ có điều chỉnh một số mốc thời gian nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho thí sinh hoàn thành các thủ tục, nhưng không điều chỉnh quy định, không vi phạm điều khoản nào trong quy chế tuyển sinh.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Sai sót khó tránh khỏi
Đối với toàn hệ thống bao gồm hơn 300 cơ sở đào tạo đại học, 18.000 mã xét tuyển (ngành đào tạo và phương thức tuyển sinh), 620.000 thí sinh đăng ký với 3,1 triệu nguyện vọng, việc xảy ra sai sót là khó tránh khỏi, dù thực hiện trực tuyến trên một hệ thống hay trên nhiều hệ thống riêng của các trường. Mặc dù quy trình đăng ký rất chặt chẽ (buộc thí sinh phải cân nhắc kỹ và xác nhận), thời gian đăng ký kéo dài hơn một tháng, vẫn có tỉ lệ nhất định thí sinh mắc sai sót, nhầm lẫn.
Ví dụ, nếu trung bình một trường chỉ có 10 trường hợp sai sót thì tổng cộng toàn hệ thống đã có tới 3.000 trường hợp phải xử lý, giải quyết (tương ứng với xác suất sai sót là 1/1.000 nếu xét theo số nguyện vọng đăng ký). Những năm trước, hầu hết sai sót này được các trường giải quyết theo kênh riêng, chỉ những lỗi liên quan tới phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT mới cần sự hỗ trợ của bộ. Ngược lại, năm nay hầu hết sai sót, nhầm lẫn đều được phản ánh, thu nhận tập trung về hệ thống và bộ cũng có đầy đủ thông tin, dữ liệu để cùng các trường hỗ trợ giải quyết.
Theo Trần Huỳnh trên Tuổi Trẻ Online
Tag:

Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đào tạo nhân lực AI thời đại số
10/05/2025
AI Job của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có gì đặc biệt?
08/05/2025
Top 6 ĐH của Việt Nam trên bảng Times Higher Education (THE) năm 2023
08/05/2025
Khám phá ′đại bản doanh′ các lớp học thực hành tại HUFLIT
07/05/2025
Vững bước với hàng loạt học bổng tại Trường ĐH Hùng Vương TP. HCM
07/05/2025
Sẵn sàng chinh phục ngành Hospitality cùng SIU
05/05/2025
Dẫn đầu xu hướng nghề nghiệp thời đại số với 6 ngành học mới tại HIU
29/04/2025
Trường Đại học FPT tiếp sức sinh viên khởi nghiệp
28/04/2025
30 năm HUTECH: Hành trình tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục
28/04/2025
UEF trao học bổng cho thí sinh đăng ký bằng điểm học kỳ 1 lớp 12
25/04/2025
Không vào đại học, thí sinh chọn đại học 2 giai đoạn để ổn định sớm
05/08/2023
Tuyển sinh lớp 10 - Học Cao đẳng của Úc ngay từ lớp 10
07/06/2023
Tuyển sinh lớp 10 - 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT nhiều năm liền
15/05/2023
Thêm lựa chọn mở cho học sinh theo hướng giáo dục nghề nghiệp
12/05/2023
Rút ngắn con đường trở thành nhà Quản trị Khách sạn quốc tế tại IIHC
20/09/2022
Trường CĐ Công nghệ TP.HCM xét học bạ cấp 2, 3 vào học CĐ chính quy
08/07/2021
Lương thuyền viên hàng chục triệu, chủ tàu vẫn đỏ mắt tìm người
25/06/2021
Đào tạo ngành Quản trị Du lịch và Quản trị Nhà hàng tại trường CĐ Công nghệ TP.HCM
26/04/2021
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
23/03/2021
Chọn học 5 ngành có cơ hội việc làm rộng mở sau tốt nghiệp
07/09/2020
Trung cấp Việt Giao thu hút học sinh theo học nghề bếp, du lịch...
15/07/2021
Tuyển sinh lớp 10 ở trường Trung Cấp Việt Giao ra sao?
31/03/2021
Trường Việt Giao dành 300 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Hệ Trung Cấp Chính Quy
31/03/2021
Top 4 nghề lương cao mà không cần bằng đại học
18/01/2021
Xét tuyển ngành Quản trị khách sạn dành cho mọi trình độ, mọi đối tượng
18/01/2021
Trung cấp Việt Giao tuyển sinh khóa 45
28/09/2020
Trung cấp - lựa chọn hàng đầu cho người học hành dang dở
25/09/2020
Tại Việt Giao ngành Quản trị khách sạn học những gì để có thu nhập tốt
24/09/2020
Nghề bếp ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ theo học
21/09/2020
Việt Giao tuyển sinh các ngành có nhu cầu nhân lực cao
31/08/2020
ILA ra mắt trại hè ′Studycation′ dành cho gen Alpha
08/05/2025
Hội đồng Anh và hành trình nâng chuẩn tiếng Anh tại Việt Nam
07/05/2025
Con có đang thực sự sống đúng với tuổi thơ
01/04/2025
Học sinh hào hứng check-in Quả bóng vàng của ′cô giáo′ Thùy Trang
10/03/2025
VUS đạt chuẩn trung tâm vàng Cambridge 5 năm liên tiếp
18/02/2025
Học sinh hào hứng với mùa Tết đa văn hóa
23/01/2025
Royal School 2024: Dấu ấn trên hành trình tiếp nối hạnh phúc
30/12/2024
Dùng kỹ năng rèn kỹ năng: bí quyết giỏi ngoại ngữ của học sinh Royal School
12/12/2024
Tài năng nhí cất tiếng vì một Việt Nam xanh hơn trong Speak Up 2024
04/12/2024
Khi học sinh Royal School là diễn giả TED Talks sẽ thế nào?
20/11/2024
Giải pháp nào cho du học Úc hậu siết chặt chính sách?
25/09/2024
Du học sinh Việt Nam cần làm gì khi Úc siết chặt chính sách?
15/05/2024
Trường Quốc tế Renaissance bứt phá giải thể thao quốc tế FOBISIA
21/07/2023
Chương trình học Lấy bằng ĐH Troy (Mỹ) và ĐH Keuka (Mỹ) tại Việt Nam
04/05/2021
Cơ hội vô giá đến từ học bổng danh giá
18/08/2020
Ngày Hội Cố Vấn Chiến Lược Du học Trực Tuyến
11/06/2020
3 lý do học sinh trung học New Zealand tự tin thẳng tiến đại học
01/04/2020
Du học Singapore có phải là lựa chọn tốt cho các bạn trẻ Việt Nam
08/01/2020
Sinh viên Viện ISB dễ dàng du học tại bang New South Wales (Úc)
18/11/2019
Học bổng 100% trung học công lập Mỹ niên khóa 2020 - 2021
30/09/2019
Làm chủ hai cửa hàng F&B ở tuổi 23
22/07/2024
HungHau Education, ICDL và VMB Việt Nam ký kết hợp tác
09/04/2024
Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023: Chọn ngành theo bản thân, gia đình, hay xu hướng xã hội?
10/01/2023
Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… 'bất động', học ngành này rủi ro không?
10/01/2023
Tuyển sinh, xét tuyển đại học năm 2023 cơ bản giống năm 2022
10/01/2023
Năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM tăng chỉ tiêu xét điểm thi năng lực lên 45%
26/12/2022
Thêm nhiều trường đại học công bố phương thức tuyển sinh năm 2023
21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế quốc dân tuyển sinh có gì khác?
20/12/2022
Vì sao ngành báo chí luôn có điểm trúng tuyển cao?
19/12/2022