Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Sinh viên công nghệ thông tin học lưu động cùng chuyên gia - ảnh 1

Sinh viên ngành công nghệ thông tin Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trải nghiệm cách học lưu động mà ở đó các bạn được vạch đường từ những chuyên gia công nghệ.

Sinh viên công nghệ thông tin học lưu động cùng chuyên gia - ảnh 2

Những giờ học lưu động từ năm nhất giúp sinh viên trải nghiệm sớm để hiểu nghề sâu hơn

Sớm định hướng nghề

Công nghệ thông tin là một thế giới vô cùng rộng lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ phần mềm, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng máy tính, an toàn thông tin, khoa học máy tính. Việc có được cái nhìn toàn diện về từng chuyên ngành là vô cùng cần thiết để sinh viên sớm xác định định hướng nghề nghiệp tương lai và có kế hoạch phát triển chuyên môn hợp lý.

Sinh viên công nghệ thông tin học lưu động cùng chuyên gia - ảnh 3

Sớm xác định tính cần thiết của hoạt động định hướng nghề cho sinh viên, ngành Công nghệ thông tin HUTECH không ngừng đẩy mạnh IT Office Tour - một hoạt động đặc thù của ngành, tạo điều kiện để sinh viên "thâm nhập" vào các doanh nghiệp, tổ chức công nghệ hàng đầu, hoạt động trên các lĩnh vực đa dạng ngay từ năm nhất. Tất nhiên đây không chỉ là chuyến "đi tour" tham quan thông thường mà cùng với đó là những thông tin chuyên môn thú vị từ các chuyên gia công nghệ tại doanh nghiệp.

Chẳng hạn, trong các chuyến đi đến FPT Software Hồ Chí Minh, sinh viên có sự đồng hành của các anh chị là giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ - nhân lực, trưởng phòng tuyển dụng,...

Tại đây, các bạn được tham quan các phòng/ban; tìm hiểu quy trình vận hành, văn hóa doanh nghiệp; quy trình ứng tuyển, training, lộ trình phát triển nhân sự cũng như chính sách phúc lợi khi làm việc tại tập đoàn; tiếp cận và trải nghiệm các dịch vụ, tiện ích công nghệ mới nhất; hiểu rõ ứng dụng kiến thức lý thuyết ở giảng đường vào thực tế ra sao; tình hình phát triển của ngành ở thời điểm hiện tại; yêu cầu đối với nguồn nhân lực,...

Sinh viên công nghệ thông tin học lưu động cùng chuyên gia - ảnh 4

Nhiều kinh nghiệm thực tiễn giá trị do các chuyên gia công nghệ tại doanh nghiệp cung cấp đến sinh viên

Chính những giờ học thực tiễn tại doanh nghiệp góp phần giúp sinh viên hiểu hơn môi trường làm việc tương lai và tính chất công việc cụ thể của từng vị trí ngành nghề. Điều này tạo đà để các bạn phân tích tiềm năng của bản thân, định vị xu thế của thị trường để chủ động hơn trên hành trình nghề nghiệp.

Dấn thân triển khai dự án công nghệ từ giảng đường

Không chỉ có những giờ học lưu động để tiếp cận với thực tế ngành nghề từ sớm, sinh viên công nghệ thông tin HUTECH còn được khuyến khích thử sức với các dự án thực tiễn ngay từ trên giảng đường thông qua việc triển khai các đồ án hoặc sân chơi học thuật.

Sinh viên công nghệ thông tin học lưu động cùng chuyên gia - ảnh 5

Đây là một phương pháp tiếp thu kiến thức theo kiểu "làm thật", sinh viên vận dụng năng lực lập trình, viết thuật toán, kỹ năng phán đoán và xử lý các tình huống vào giải quyết vấn đề thực tế, nắm bắt được yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm công nghệ. Đó là chưa kể những không gian này còn có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa là nhà tài trợ, vừa tham gia làm hội đồng giám khảo chuyên môn đánh giá các sản phẩm do sinh viên làm ra, tăng cường cơ hội để các bạn thương mại hóa dự án.

Sinh viên công nghệ thông tin học lưu động cùng chuyên gia - ảnh 6

Nhiều dự án công nghệ do chính sinh viên công nghệ thông tin HUTECH phát triển được doanh nghiệp đánh giá cao

Chẳng hạn, cuộc thi Tìm kiếm tài năng công nghệ thông tin 2023 có sự đồng hành của Hội Tin học TP.HCM và Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam cùng các doanh nghiệp tài trợ như VNPT, HPT, TMA, FSoft, Zien Solution, Citizen Pathway, KMS, Viet Japan Partner, HDBank. Sinh viên "trình làng" các dự án đầy triển vọng, cho xu hướng phát triển của công nghệ, mang lại lợi ích cho cộng đồng, có thể kể đến "Ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp", "VOCABTALK - Nền tảng học tiếng Anh và giao tiếp với trí tuệ nhân tạo (AI)", "Hệ thống điểm danh sinh viên bằng khuôn mặt", "Xây dựng ứng dụng quản lý tiền điện tử"...

Bạn Hoàng Đức Hạnh - sinh viên năm 2, ngành công nghệ thông tin - chia sẻ: "Ngoài việc được trau dồi các kiến thức liên quan đến chuyên ngành mình học, cải thiện tư duy lập trình, việc tham gia các sân chơi học thuật lành mạnh còn giúp em học thêm nhiều kỹ năng như quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm và rèn luyện cho mình một tinh thần chịu áp lực cao. Đây là những điểm cộng để em làm dày CV và tự tin hơn khi ứng tuyển vào công việc sau này".

...