Tuyển sinh kéo dài, nhiều trường đại học xáo trộn kế hoạch đào tạo
TTO - Kế hoạch đào tạo của nhiều trường đại học bị xáo trộn do công tác tuyển sinh năm 2022 kéo dài. Có trường đến ngày 20-11 mới tổ chức lễ khai giảng năm học mới.
Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: HOÀNG TRUNG ĐỨC
Trong tình hình đó, nhiều trường đã điều chỉnh kế hoạch đào tạo năm học 2022-2023, đồng thời bố trí, sắp xếp lịch học để đảm bảo tiến độ đào tạo.
Năm 2023 Bộ GD-ĐT nên có kế hoạch sớm hơn và rút gọn lịch tuyển sinh, không nhất thiết phải kéo quá dài thời gian như năm nay.
Ông Thái Doãn Thanh (phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)
Xáo trộn
Theo ông Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - do thời gian tuyển sinh năm nay kéo dài hơn mọi năm nên gây xáo trộn kế hoạch đào tạo của trường. Trong năm học này, sinh viên khóa cũ của trường bắt đầu học từ ngày 8-8 và nhiều lớp đã thi giữa học kỳ.
Trong khi với sinh viên khóa tuyển sinh năm 2022, ngày 3-10 trường đã cho vào học ngay nhưng vẫn khá trễ so với mọi năm. Do vậy trường phải bố trí, sắp xếp lại kế hoạch đào tạo để tránh chậm trễ tiến độ toàn khóa học và không gây ảnh hưởng quyền lợi sinh viên.
Tương tự, ông Thái Doãn Thanh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM - cũng cho hay những năm trước trường thường gọi tân sinh viên nhập học cuối tháng 8 nhưng năm nay kế hoạch đào tạo bị trễ do thời gian tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT kéo dài thêm hơn một tháng.
"Trường dự kiến đợt 1 gọi các thí sinh xét tuyển bằng học bạ THPT và xét tuyển thẳng nhập học vào ngày 9-9. Nhưng sau đó phải đợi gọi nhập học chung với số thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT luôn.
Năm nay dường như không có tuần dự trữ, sinh viên phải học và thi luôn mới kịp với tiến độ. Cũng do công tác tuyển sinh kéo dài nên năm nay phải đến ngày 20-11 trường mới tổ chức lễ khai giảng năm học mới" - ông Thanh nói.
Những năm trước, khoảng đầu tháng 9 sinh viên khóa mới của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã nhập học và bắt đầu học môn giáo dục quốc phòng trong thời gian một tháng và sau đó vào học các môn học chính khóa.
Tuy nhiên năm nay với tiến độ tuyển sinh chậm nên đến tháng 10 tân sinh viên mới nhập học và học công dân đầu khóa. Việc học giáo dục thể chất nhà trường phải sắp xếp lại, dời sang sau học kỳ 1...
Học dồn, thi cuối tuần
Trước những xáo trộn trên, các trường đại học đã tính đến nhiều phương án để đảm bảo kế hoạch đào tạo. Ông Nguyễn Anh Vũ - trưởng phòng tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho biết: "Trường đang tính toán bố trí vào thời điểm phù hợp để không ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo chung của trường, cũng như tiến độ học tập của sinh viên".
Trong khi đó tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đối với tân sinh viên học kỳ đầu tiên năm học này trường bố trí số tín chỉ các môn học ít hơn (khoảng 14-15 tín chỉ). Với những giờ trống, trường tăng giờ dạy lên để kịp tiến độ.
Ví dụ với một môn học ba tín chỉ trước đây thông thường sinh viên học ba tiết/tuần nhưng nay phải tăng lên 4-5 tiết/tuần. Khi tăng số tiết học trong tuần lên như vậy thì thay vì thời gian học khoảng 19 tuần/học kỳ (trong đó học 15 tuần, một tuần dự trữ và ba tuần thi) thì nay cho sinh viên học dồn để rút ngắn còn khoảng 15 tuần.
"Việc tổ chức thi giữa học kỳ, thi hết môn trường cũng bố trí vào các ngày cuối tuần để khỏi vướng lịch học. Chúng tôi hoàn toàn hiểu được khi tăng tiết học trong tuần sinh viên sẽ mệt và căng thẳng hơn. Nhưng nếu không làm cách này thì thời gian học kéo dài hơn dẫn đến việc sinh viên phải thi học kỳ sau Tết và ảnh hưởng đến tiến độ học tập ở các học kỳ tiếp theo nữa" - ông Nguyễn Trung Nhân nói.
Tương tự, để đảm bảo tiến độ học tập đối với sinh viên khóa 2022, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng bố trí lịch học dồn lên nên mật độ học tăng lên so với các khóa trước. Cụ thể như trước đây mỗi ngày học bốn tiết nay phải học sáu tiết...
Do lịch tuyển sinh kéo dài
Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng đã điều chỉnh kế hoạch đào tạo năm học này. Theo kế hoạch cũ và những năm trước của trường này, học kỳ 1 kết thúc khoảng tháng 12 và sinh viên toàn trường thi học kỳ trước Tết Nguyên đán. Nhưng năm học này các khóa đều phải thi học kỳ vào tháng 2-2023.
Một cán bộ tuyển sinh của trường lý giải: "Do lịch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT năm nay kéo dài, hầu hết các trường đều lùi thời gian đào tạo khóa mới trễ hơn ít nhất một tháng. Điều đáng nói là chính việc sinh viên khóa mới nhập học trễ kéo theo cả hệ thống trễ luôn.
Hiện nay tại trường chúng tôi, với việc học tín chỉ, sinh viên các khóa trước cũng chờ khóa mới. Như học kỳ 1 năm 2 có môn A, nhiều sinh viên năm nhất muốn học trước môn này thì đăng ký học chung với năm 2, trong khi lịch lệch nên không học được. Chưa kể lịch thi giữa kỳ tập trung, cả trường phải nghỉ học để thi giữa kỳ nhưng năm nay phải tổ chức hai lần".
Theo bà Huỳnh Khả Tú - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - các mốc thời gian tuyển sinh do Bộ GD-ĐT quy định năm nay khá dài. Trong đó thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển dài đến 30 ngày. Thời gian nhập học trực tuyến kéo dài gần 15 ngày (16 đến 30-9).
Năm nay thí sinh phải đăng ký nhập học trực tuyến trên hệ thống trước khi nhập học trực tiếp tại các trường. Dựa vào đó, các trường mới có thể chốt danh sách và thực hiện các bước tiếp theo như: gọi thí sinh nộp hồ sơ nhập học, thi tiếng Anh đầu vào, xếp lớp, xếp thời khóa biểu...
"Việc dành đến 15 ngày cho thí sinh quyết định việc xác nhận nhập học như vừa qua theo tôi là không thực sự cần thiết. Chính các mốc thời gian kéo dài dẫn đến các trường bắt đầu năm học mới trễ, bị động trong các khâu chuẩn bị cho công tác nhập học hơn so với các năm trước.
Bên cạnh đó, việc công nhận thí sinh trúng tuyển trễ hơn các năm trước cũng ảnh hưởng đến việc xác nhận để thí sinh có thể tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại địa phương, làm gia đình lo lắng và các trường cũng bị động", bà Tú nhận định.
Ông Trần Đình Lý (phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM):
Nên điều chỉnh lại các mốc thời gian tuyển sinh
Do tuyển sinh năm nay kéo dài nên trường phải điều chỉnh thời khóa biểu học tập của sinh viên. Bình thường một môn bố trí một buổi học, nay phải tăng lên hai buổi/tuần. Theo kế hoạch đào tạo thông thường của trường trong đó có 10 tuần lý thuyết, năm tuần thực hành.
Năm nay do tiến độ đào tạo chậm hơn mọi năm gần một tháng nên trường bố trí xen kẽ các giờ thực hành vô tuần học lý thuyết.
Bên cạnh đó, những năm trước trường thường tổ chức học kỳ hè nhưng năm nay thời gian này sẽ dành cho sinh viên học giáo dục quốc phòng. Sự điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ học tập của sinh viên trong các học kỳ tiếp theo.
Do năm đầu tiên Bộ GD-ĐT có những thay đổi lớn trong tuyển sinh với quy định lọc ảo chung tất cả các phương thức, thực hiện trong khoảng thời gian kéo dài hơn mọi năm. Trong năm tới, Bộ GD-ĐT cố gắng rút ngắn thời gian lọc ảo và điều chỉnh lại các mốc thời gian trong tuyển sinh để đảm bảo không ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của các trường.
Sinh viên chờ đợi mỏi mệt
Tân sinh viên khóa 2022 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM làm thủ tục nhập học - Ảnh: NGUYỄN THƯƠNG
H.M.S. (sinh viên Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM): "Tôi trúng tuyển sớm theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực nhưng không được nhập học sớm. Trong khi địa phương gọi nghĩa vụ quân sự nên phải liên hệ làm giấy tạm hoãn vô cùng mệt".
N.B.T. (sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM): "Điều bất hợp lý là sau khi thí sinh thi tốt nghiệp THPT xong phải chờ đợi hơn một tháng, không biết phải làm gì. Nay vô học cả tháng rồi mà trường chưa khai giảng thấy cũng buồn. Đã vậy số giờ học trong tuần còn nhiều hơn các khóa trước".
Theo Trần Huỳnh trên Tuổi Trẻ Online
Tag:

Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đào tạo nhân lực AI thời đại số
10/05/2025
AI Job của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có gì đặc biệt?
08/05/2025
Top 6 ĐH của Việt Nam trên bảng Times Higher Education (THE) năm 2023
08/05/2025
Khám phá ′đại bản doanh′ các lớp học thực hành tại HUFLIT
07/05/2025
Vững bước với hàng loạt học bổng tại Trường ĐH Hùng Vương TP. HCM
07/05/2025
Sẵn sàng chinh phục ngành Hospitality cùng SIU
05/05/2025
Dẫn đầu xu hướng nghề nghiệp thời đại số với 6 ngành học mới tại HIU
29/04/2025
Trường Đại học FPT tiếp sức sinh viên khởi nghiệp
28/04/2025
30 năm HUTECH: Hành trình tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục
28/04/2025
UEF trao học bổng cho thí sinh đăng ký bằng điểm học kỳ 1 lớp 12
25/04/2025
Không vào đại học, thí sinh chọn đại học 2 giai đoạn để ổn định sớm
05/08/2023
Tuyển sinh lớp 10 - Học Cao đẳng của Úc ngay từ lớp 10
07/06/2023
Tuyển sinh lớp 10 - 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT nhiều năm liền
15/05/2023
Thêm lựa chọn mở cho học sinh theo hướng giáo dục nghề nghiệp
12/05/2023
Rút ngắn con đường trở thành nhà Quản trị Khách sạn quốc tế tại IIHC
20/09/2022
Trường CĐ Công nghệ TP.HCM xét học bạ cấp 2, 3 vào học CĐ chính quy
08/07/2021
Lương thuyền viên hàng chục triệu, chủ tàu vẫn đỏ mắt tìm người
25/06/2021
Đào tạo ngành Quản trị Du lịch và Quản trị Nhà hàng tại trường CĐ Công nghệ TP.HCM
26/04/2021
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
23/03/2021
Chọn học 5 ngành có cơ hội việc làm rộng mở sau tốt nghiệp
07/09/2020
Trung cấp Việt Giao thu hút học sinh theo học nghề bếp, du lịch...
15/07/2021
Tuyển sinh lớp 10 ở trường Trung Cấp Việt Giao ra sao?
31/03/2021
Trường Việt Giao dành 300 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Hệ Trung Cấp Chính Quy
31/03/2021
Top 4 nghề lương cao mà không cần bằng đại học
18/01/2021
Xét tuyển ngành Quản trị khách sạn dành cho mọi trình độ, mọi đối tượng
18/01/2021
Trung cấp Việt Giao tuyển sinh khóa 45
28/09/2020
Trung cấp - lựa chọn hàng đầu cho người học hành dang dở
25/09/2020
Tại Việt Giao ngành Quản trị khách sạn học những gì để có thu nhập tốt
24/09/2020
Nghề bếp ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ theo học
21/09/2020
Việt Giao tuyển sinh các ngành có nhu cầu nhân lực cao
31/08/2020
ILA ra mắt trại hè ′Studycation′ dành cho gen Alpha
08/05/2025
Hội đồng Anh và hành trình nâng chuẩn tiếng Anh tại Việt Nam
07/05/2025
Con có đang thực sự sống đúng với tuổi thơ
01/04/2025
Học sinh hào hứng check-in Quả bóng vàng của ′cô giáo′ Thùy Trang
10/03/2025
VUS đạt chuẩn trung tâm vàng Cambridge 5 năm liên tiếp
18/02/2025
Học sinh hào hứng với mùa Tết đa văn hóa
23/01/2025
Royal School 2024: Dấu ấn trên hành trình tiếp nối hạnh phúc
30/12/2024
Dùng kỹ năng rèn kỹ năng: bí quyết giỏi ngoại ngữ của học sinh Royal School
12/12/2024
Tài năng nhí cất tiếng vì một Việt Nam xanh hơn trong Speak Up 2024
04/12/2024
Khi học sinh Royal School là diễn giả TED Talks sẽ thế nào?
20/11/2024
Giải pháp nào cho du học Úc hậu siết chặt chính sách?
25/09/2024
Du học sinh Việt Nam cần làm gì khi Úc siết chặt chính sách?
15/05/2024
Trường Quốc tế Renaissance bứt phá giải thể thao quốc tế FOBISIA
21/07/2023
Chương trình học Lấy bằng ĐH Troy (Mỹ) và ĐH Keuka (Mỹ) tại Việt Nam
04/05/2021
Cơ hội vô giá đến từ học bổng danh giá
18/08/2020
Ngày Hội Cố Vấn Chiến Lược Du học Trực Tuyến
11/06/2020
3 lý do học sinh trung học New Zealand tự tin thẳng tiến đại học
01/04/2020
Du học Singapore có phải là lựa chọn tốt cho các bạn trẻ Việt Nam
08/01/2020
Sinh viên Viện ISB dễ dàng du học tại bang New South Wales (Úc)
18/11/2019
Học bổng 100% trung học công lập Mỹ niên khóa 2020 - 2021
30/09/2019
Làm chủ hai cửa hàng F&B ở tuổi 23
22/07/2024
HungHau Education, ICDL và VMB Việt Nam ký kết hợp tác
09/04/2024
Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023: Chọn ngành theo bản thân, gia đình, hay xu hướng xã hội?
10/01/2023
Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… 'bất động', học ngành này rủi ro không?
10/01/2023
Tuyển sinh, xét tuyển đại học năm 2023 cơ bản giống năm 2022
10/01/2023
Năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM tăng chỉ tiêu xét điểm thi năng lực lên 45%
26/12/2022
Thêm nhiều trường đại học công bố phương thức tuyển sinh năm 2023
21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế quốc dân tuyển sinh có gì khác?
20/12/2022
Vì sao ngành báo chí luôn có điểm trúng tuyển cao?
19/12/2022