Môn Địa Lý: Hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ tư duy
Cấu trúc đề thi môn Địa lý trong kỳ thi THPT năm 2020 sẽ thay đổi như thế nào? Cần lưu ý gì để ôn tập nhanh chóng và hiệu quả?
Thí sinh đang làm bài thi tốt nghiệp THPT (Nguồn: Internet)
Về cấu trúc đề, độ phân hóa của đề thi năm 2019 đã cao hơn, có những câu hỏi dễ, thuộc bài dựa vào Atlat nhưng cũng có nhiều câu đòi hỏi sự hiểu biết nhất định của thí sinh về các vùng kinh tế, các ngành kinh tế, đồng thời dạng câu hỏi mang tính thời sự.
Có thể dựa theo cấu trúc đề năm 2019 để hình dung ra đề thi môn Địa lý có 40 câu hỏi trắc nghiệm làm trong 50 phút, từ cơ bản đến nâng cao trong năm 2020.
Đề thi năm 2019 tập trung chủ yếu vào phần Địa lý các vùng kinh tế và Địa lý các ngành kinh tế, chiếm 16/40 câu hỏi với hai mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao. Phần Địa lý tự nhiên, dân cư chiếm 7/10 cầu. Đáng chú ý trong phần này có thêm kiến thức chương trình Địa lý lớp 11 với chỉ 2 câu. Cuối cùng là phần thực hành kỹ năng Địa lý với khoảng 15 câu. Nếu hoàn thành tốt phần này, các em sẽ có 3,75 điểm. Đây là phần dễ lấy điểm nếu các em biết cách sử dụng Atlat một cách thuần thục.
Về kiến thức hệ thống, nên chọn cách ôn tập phù hợp nhất với mình để nhớ bài lâu hơn và sâu hơn. Nhìn một cách tổng thể chương trình SGK Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Có thể hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống theo các phần kể trên như ví dụ minh họa dưới đây.
Sau khi đã hệ thống các bài, các em có thể đi vào chi tiết từng bài. Nên làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ dễ đến khó. Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những câu yêu cầu trả lời nhanh, không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Vì vậy, khi học, các em cần lưu ý những chi tiết nhỏ.
Về phần kỹ năng, gồm hai phần nhỏ là biểu đồ và bảng số liệu:
- Các loại biểu đồ:
+ Biểu đồ tròn: Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm.
+ Biểu đồ cột (đơn, đôi..): Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.
+ Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
+ Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.
+ Biểu đồ miền: Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên.
+ Biểu đồ cột chồng: Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).
+ Ngoài ra, còn có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt, ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên...
Khi làm trắc nghiệm phần biểu đồ và bảng số liệu, đề thi thường yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp nhất để chọn. Vì vậy, các em phải cố gắng chọn đúng dạng biểu đồ, nếu không sẽ mất điểm từ 0,25 - 0,75 điểm (từ 1-3 câu) cho phần thi này.
- Bảng số liệu: Trong phần nhận xét bảng số liệu có thể đề bài yêu cầu tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Về tính toán: Chuyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tính đại lượng mới như tính mật độ dân số (người/km2); tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)...
Về Atlat: Để sử dụng một cách hợp lý và trả lời cho các câu hỏi trong quá trình làm bài thi, cần lưu ý:
+ Nắm chắc các ký hiệu: về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... ở trang 3 của quyển Atlat.
+ Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat: Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó... đều có thể dùng Atlat.
+ Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn...), cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.
+ Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi: Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).
Cuối cùng, để làm một bài thi dạng trắc nghiệm môn xã hội, cần lưu ý:
- Tìm “key word” (từ khóa) trong câu hỏi: Đây chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Khi đọc câu hỏi xong, xác định được từ khóa sẽ giúp em định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy, nhanh chóng loại bỏ đáp án sai.
- Phương pháp loại trừ: Khi em không có một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp em tìm ra câu trả lời đúng. Có thể thay vì đi tìm đáp án đúng, hãy thử tìm phương án sai... đó cũng là một cách loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
- Sử dụng Atlat: Là tài liệu được phép sử dụng trong phòng thi, vì vậy nếu không nhớ một câu lý thuyết nào đó, hãy sử dụng Atlat một cách triệt để để tìm được câu trả lời đúng.
- Thời gian: Các em thường phân bố thời gian không hợp lý, dành quá nhiều thời gian cho một câu. Làm bài theo nguyên tắc “dễ trước, khó sau” để lấy được điểm các phần mình chắc ăn. Sau khi làm hết những câu hỏi “trúng tủ” rồi hãy sang câu hỏi khác, bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau. Nguyên tắc là không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán.
- Thực hành càng nhiều càng tốt: Nên dành thời gian giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn, tập dần với các câu hỏi trắc nghiệm như thế để không bỡ ngỡ khi vào phòng thi. Từ đó, các em sẽ khắc phục được những lỗi mà mình thường gặp, cũng như tìm được một phương pháp làm bài tối ưu cho bài trắc nghiệm.
Việc làm tốt bài thi môn Địa lý trắc nghiệm thực chất không quá khó nếu nắm vững các nguyên tắc khi học và làm bài. Đây là môn thi đòi hỏi sự tổng hợp, có tính tư duy, logic, không hoàn toàn là môn thuộc bài.
Theo Ths Vũ Thị Bắc (giáo viên bộ môn Địa lý Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM) trên CNTS của báo Tuổi Trẻ
Tag:

Học kiểm toán với học phí ổn định tại trường đại học song ngữ
22/04/2025
Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM chuyển mình mạnh mẽ sau 30 năm
22/04/2025
UEF năm 2025: Học bổng giá trị, học phí không đổi suốt 4 năm
21/04/2025
Hội nghị khoa học quốc tế quy tụ nhiều nhà nghiên cứu
21/04/2025
Top 6 ĐH của Việt Nam trên bảng Times Higher Education (THE) năm 2023
19/04/2025
Lễ tốt nghiệp đánh dấu 25 năm RMIT lớn mạnh cùng Việt Nam
17/04/2025
Gần 300 nhà khoa học thảo luận về giải pháp xanh và công nghệ mới
14/04/2025
HUTECH IT Open Day 2025 - sàn giao dịch việc làm hấp dẫn
09/04/2025
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mở rộng học xá 5 sao
04/04/2025
HIU chuẩn bị đón phái đoàn 20 trường đại học hàng đầu của Mỹ
01/04/2025
Không vào đại học, thí sinh chọn đại học 2 giai đoạn để ổn định sớm
05/08/2023
Tuyển sinh lớp 10 - Học Cao đẳng của Úc ngay từ lớp 10
07/06/2023
Tuyển sinh lớp 10 - 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT nhiều năm liền
15/05/2023
Thêm lựa chọn mở cho học sinh theo hướng giáo dục nghề nghiệp
12/05/2023
Rút ngắn con đường trở thành nhà Quản trị Khách sạn quốc tế tại IIHC
20/09/2022
Trường CĐ Công nghệ TP.HCM xét học bạ cấp 2, 3 vào học CĐ chính quy
08/07/2021
Lương thuyền viên hàng chục triệu, chủ tàu vẫn đỏ mắt tìm người
25/06/2021
Đào tạo ngành Quản trị Du lịch và Quản trị Nhà hàng tại trường CĐ Công nghệ TP.HCM
26/04/2021
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
23/03/2021
Chọn học 5 ngành có cơ hội việc làm rộng mở sau tốt nghiệp
07/09/2020
Trung cấp Việt Giao thu hút học sinh theo học nghề bếp, du lịch...
15/07/2021
Tuyển sinh lớp 10 ở trường Trung Cấp Việt Giao ra sao?
31/03/2021
Trường Việt Giao dành 300 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Hệ Trung Cấp Chính Quy
31/03/2021
Top 4 nghề lương cao mà không cần bằng đại học
18/01/2021
Xét tuyển ngành Quản trị khách sạn dành cho mọi trình độ, mọi đối tượng
18/01/2021
Trung cấp Việt Giao tuyển sinh khóa 45
28/09/2020
Trung cấp - lựa chọn hàng đầu cho người học hành dang dở
25/09/2020
Tại Việt Giao ngành Quản trị khách sạn học những gì để có thu nhập tốt
24/09/2020
Nghề bếp ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ theo học
21/09/2020
Việt Giao tuyển sinh các ngành có nhu cầu nhân lực cao
31/08/2020
Con có đang thực sự sống đúng với tuổi thơ
01/04/2025
Học sinh hào hứng check-in Quả bóng vàng của ′cô giáo′ Thùy Trang
10/03/2025
VUS đạt chuẩn trung tâm vàng Cambridge 5 năm liên tiếp
18/02/2025
Học sinh hào hứng với mùa Tết đa văn hóa
23/01/2025
Royal School 2024: Dấu ấn trên hành trình tiếp nối hạnh phúc
30/12/2024
Dùng kỹ năng rèn kỹ năng: bí quyết giỏi ngoại ngữ của học sinh Royal School
12/12/2024
Tài năng nhí cất tiếng vì một Việt Nam xanh hơn trong Speak Up 2024
04/12/2024
Khi học sinh Royal School là diễn giả TED Talks sẽ thế nào?
20/11/2024
Sắc hồng ở Royal School và cái bắt tay làm nên sức mạnh diệu kỳ
17/10/2024
IGCSE và A Level - ′chìa khóa′ giúp học sinh mở cửa tương lai
09/10/2024
Giải pháp nào cho du học Úc hậu siết chặt chính sách?
25/09/2024
Du học sinh Việt Nam cần làm gì khi Úc siết chặt chính sách?
15/05/2024
Trường Quốc tế Renaissance bứt phá giải thể thao quốc tế FOBISIA
21/07/2023
Chương trình học Lấy bằng ĐH Troy (Mỹ) và ĐH Keuka (Mỹ) tại Việt Nam
04/05/2021
Cơ hội vô giá đến từ học bổng danh giá
18/08/2020
Ngày Hội Cố Vấn Chiến Lược Du học Trực Tuyến
11/06/2020
3 lý do học sinh trung học New Zealand tự tin thẳng tiến đại học
01/04/2020
Du học Singapore có phải là lựa chọn tốt cho các bạn trẻ Việt Nam
08/01/2020
Sinh viên Viện ISB dễ dàng du học tại bang New South Wales (Úc)
18/11/2019
Học bổng 100% trung học công lập Mỹ niên khóa 2020 - 2021
30/09/2019
Làm chủ hai cửa hàng F&B ở tuổi 23
22/07/2024
HungHau Education, ICDL và VMB Việt Nam ký kết hợp tác
09/04/2024
Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023: Chọn ngành theo bản thân, gia đình, hay xu hướng xã hội?
10/01/2023
Tư vấn tuyển sinh: Bất động sản đang… 'bất động', học ngành này rủi ro không?
10/01/2023
Tuyển sinh, xét tuyển đại học năm 2023 cơ bản giống năm 2022
10/01/2023
Năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM tăng chỉ tiêu xét điểm thi năng lực lên 45%
26/12/2022
Thêm nhiều trường đại học công bố phương thức tuyển sinh năm 2023
21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế quốc dân tuyển sinh có gì khác?
20/12/2022
Vì sao ngành báo chí luôn có điểm trúng tuyển cao?
19/12/2022