Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Đại học Quốc gia TP.HCM tăng 58 bậc xếp hạng QS Asia

28/11/2019 15:11 GMT+7

TTO - Đại học Quốc gia TP.HCM được xếp thứ hạng 143, tăng 58 bậc so với năm 2016 trong công bố xếp hạng QS Asia 2019-2020.

Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) làm việc trong phòng thí nghiệm của trường - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Rạng sáng nay 27-11, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS, Vương quốc Anh) công bố kết quả bảng xếp hạng QS Asia 2019-2020 cho gần 600 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.

Theo đó, Đại học Quốc gia TP.HCM được xếp thứ hạng 143, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ 147.

TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: "ĐH Quốc gia TP.HCM hiện đứng số 1 tại Việt Nam ở hai tiêu chí quan trọng là danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng. Hai tiêu chí này ĐH Quốc gia TP.HCM được xếp thuộc top 100 ĐH hàng đầu châu Á".

ĐH Quốc gia TP.HCM có điểm theo khảo sát ý kiến đồng nghiệp về danh tiếng học thuật (42,9%); khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (42,1%). "Đây là hai tiêu chí chiếm trọng số cao nhất (50%) trong 10 tiêu chí xếp hạng đại học của QS Asia", ông Chính cho biết thêm.

ĐH Quốc gia TP.HCM được xếp thứ hạng 143 trong công bố xếp hạng QS Asia 2019-2020

Trước đó, tháng 9-2019, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng các đại học có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới do QS thực hiện (QS Graduate Employability Rankings - GER 2020).

Theo bảng xếp hạng QS GER 2020, ĐH Quốc gia TP.HCM đứng top 301 - 500 trên 2.100 trường đại học hàng đầu của 132 quốc gia và là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng này.

Tổ chức QS Asia xếp hạng các đại học dựa trên 10 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm:

- Danh tiếng về học thuật (30%);

- Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (20%);

- Tỉ lệ giảng viên/sinh viên (15%);

- Tỉ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%);

- Tỉ số bài báo xuất bản trên giảng viên (10%);

- Trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%);

- Tỉ lệ giảng viên quốc tế (2,5%);

- Tỉ lệ sinh viên quốc tế (2,5%);

- Trao đổi sinh viên trong nước (2,5%).

Theo TRẦN HUỲNH
Tuổi Trẻ Online

...