Chính trị - Xã hộiThế giớiPháp luậtKinh tếSống khỏeGiáo dụcThể thaoVăn hóa - Giải tríNhịp sống trẻNhịp sống sốBạn đọcDu lịchCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTUỔI TRẺ CƯỜITUỔI TRẺ TVTỦ SÁCH

Học trường công, du học được không

30/11/2017 09:11 GMT+7

Nhiều phụ huynh có tâm lý cho rằng con mình học trường công lập thì rất khó khăn để đi du học.

Nhưng theo chính các chuyên gia và học viên thành công của Yola, cũng là những người xuất thân từ trường công, nhận định ấy trái ngược với thực tế hoàn toàn.

Bất lợi nhưng cũng là thuận lợi

Lê Ngọc Thảo Nguyên, thạc sĩ Trường ĐH Aberystwyth (Anh) cho biết mình có xuất thân từ trường công lập cả ba năm học phổ thông. Theo Nguyên, bất lợi của học sinh trường công là học dày đặc (học ở trường từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, rồi học thêm đến 7 giờ tối, học thêm cả thứ 7, chủ nhật). Nhưng điều đó cho học sinh trường công sự rèn luyện, làm việc được trước áp lực, có thể vượt qua mọi khó khăn. Khi ở Anh, Nguyên học được nhiều hơn, có sức "rướn" hơn cũng nhờ vậy. Trường công cũng có bất lợi là dạy quá nhiều môn học, bị dàn trải, vô hình trung học sinh không biết thích điều gì. Nhưng trong quá trình đó, học sinh có thể tự khám phá, có sự lựa chọn mình thích gì. Nếu nhìn ở góc độ học nhiều môn giúp được bản thân nhiều hơn trong cuộc sống thì sẽ đỡ bị áp lực hơn. Có thể thay đổi cách nhìn về thời khóa biểu dày đặc là mình có thể học gì, có điểm gì thú vị trong môn học. Một điều khác được cho là bất lợi ở trường công là quá đông, phụ huynh lo lắng con mình bị bỏ quên. Nhưng môi trường như vậy sẽ giúp bạn trẻ phấn đấu, vươn lên để tiếng nói được lắng nghe hơn, được tiếp xúc nhiều cách nhìn của các bạn đến từ nhiều nơi hơn.

Học trường công, du học được không

"Những điểm trừ này có thể biến thành điểm cộng. Rất khó thay đổi môi trường nhưng có thể thay đổi bản thân. Sự vận hành, tiến triển của xã hội là từ bản thân mỗi người. Quan trọng là chúng ta biết mình muốn gì trong quá trình này" – Thảo Nguyên cho biết.

Chung Phạm Ngọc Hiền, phụ trách chương trình tiếng Anh thanh - thiếu niên ở YOLA, còn xuất thân từ một trường phổ thông ít được biết đến hơn tại huyện Bình Chánh. Sau khi tốt nghiệp ĐH, Hiền trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tăng cường ở lớp 1. Năm đầu tiên, Hiền rất non nớt về kinh nghiệm giảng dạy và hiểu tâm lý học sinh nên khá khó khăn. Nhưng trong quá trình giảng dạy 3 năm sau đó, niềm vui lớn ngày càng đến với Hiền là thấy các em có suy nghĩ rất ngây thơ, Hiền trở thành người định hướng. Hiền nhận thấy rằng vai trò giáo viên tác động đến học sinh rất lớn, bản thân muốn nghiên cứu nhiều hơn nên đã đi du học ở Úc được 2 năm. Việc học ở trường công, với Hiền không còn là trở ngại mà là thuận lợi đối với việc chia sẻ cùng học sinh, từ đó quyết tâm du học, thay đổi bản thân mình. Hiền trở thành người làm việc xuất sắc với hành trang thấu hiểu mình có được từ trường công trước đó.

Vượt qua tuần đầu du học

Với các học sinh ở trường công lập, thông thường khoảng thời gian mới đi du học rất khó khăn, đặc biệt là ở tuần đầu tiên. Với học sinh trường công, cách học, môi trường đa văn hóa, nghe tiếng Anh từ người nước ngoài… là những trở ngại thật sự. Nhưng tất cả đều có thể vượt qua.

Học trường công, du học được không

Chị Võ Thị Ngọc Dung, phụ huynh có con từng học tại YOLA, là học sinh chuyên Trường THPT Lê Hồng Phong cho biết ở Việt Nam, con mình học tiếng Anh hàng ngày, nghe đài nước ngoài để quen với giọng người bản xứ liên tục. Nhưng tuần đầu tiên, con chị đã… chưng hửng vì không nghe được. Nhưng bản lĩnh học từ môi trường cạnh tranh ở trường công đã giúp con chị nhanh chóng hòa nhập bằng cách đẩy nhanh tốc độ nghe của mình.

Nga Trần, Giám đốc Phụ trách Việt Nam của Trường ĐH Victoria (Wellington, New Zealand), kể mình từng là học sinh chuyên Anh ở Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nên rất tự tin với khả năng tiếng Anh của mình khi đi du học. Nhưng tuần đầu tiên, Nga thật sự căng thẳng vì phải đọc tài liệu tiếng Anh rất nhiều. Trong khi đó, Nga cũng không nghe được nhiều lời thầy giảng. Nhưng cô đã khắc phục bằng cách ghi âm liên tục để về nhà nghe lại, làm quen với tốc độ nói của giảng viên. Nga cũng rất nỗ lực trong việc tạo dựng quan hệ để hòa nhập, luyện kỹ năng làm việc nhóm…

Học trường công, du học được không

Nói về điều này, ông Ryan Talbot, Giám đốc Học vụ Trường ĐH Fulbright Việt Nam, cho biết mình cũng là học sinh từ một trường công ở Nevada chuyển lên học CĐ ở California. Vì vậy, dù ông là người Mỹ nhưng cũng như những sinh viên quốc tế, rất sợ sệt khi đứng lên chia sẻ trước mọi người. Nhưng nhờ vậy, Ryan có sức mạnh tinh thần để trải qua 4 năm học.

Sự "bùng nổ" của học sinh trường công được chị Dung ví von như một chiếc lò xo. Môi trường của trường công khiến cho con chị nén hết sức, nên khi "bung" ra lực đẩy rất mạnh. "Học trường công thì học được nhiều thứ. Khi con đi học đã có vốn kiến th

...